Trong dự báo phát triển kinh tế của các tổ chức kinh tế thế giới năm 2022, dự báo lạm phát ở Việt Nam được dự báo sẽ chạm sát mục tiêu kiểm soát được đặt ra là 4%.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)
Tháng 4/2022, IMF đã đưa ra dự báo mới nhất về mức lạm phát của nền kinh tế thế giới cũng như từng quốc gia. Theo đó, do căng thẳng địa chính trị ở châu Âu, IMF dự báo tỷ lệ lạm phát tại các nền kinh tế phát triển sẽ ở mức 5,7%, còn các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi là 8,7% trong năm 2022.
Theo đó, IMF dự báo tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam vào 2022 ở mức 3,85%. Chuyên gia của IMF cho rằng, trong khi các rủi ro tăng trưởng thiên về hướng suy giảm tăng trưởng thì các rủi ro lạm phát lại thiên về hướng làm tăng lạm phát lên.
Tính trong khu vực, mức lạm phát của Việt Nam được dự báo khá cao so với các quốc gia khác, chỉ thấp hơn Phillipines. Cụ thể, Indonesia được dự báo lạm phát năm 2022 ở mức 3,29%. Lạm phát của Thái Lan, Singapore, Malaysia được dự báo lần lượt đạt mức 3,51%, 3,49% và 3,05%.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)
Tháng 4/2022, ADB cũng đưa ra báo cáo Triển vọng phát triển châu Á 2022 trình bày tình hình phát triển kinh tế các nước trong khu vực châu Á năm 2021, cũng như dự báo tăng trưởng kinh tế và lạm phát vào năm 2022 của các quốc gia.
Theo báo cáo, lạm phát trong khu vực vẫn nằm trong tầm kiểm soát nhưng dự báo sẽ tăng lên 3,7% trong năm 2022, sau đó lạm phát sẽ giảm xuống 3,1% vào năm 2023.
Lạm phát Việt Nam được dự báo sẽ rơi vào mức 3,8% vào năm 2022 và tăng lên 4% vào năm 2023. Giống với dự báo của IMF, ADB dự báo mức lạm phát của Việt Nam chỉ thấp hơn so với Phillipines vào năm 2022. Các nước như Malaysia, Singapore, Thái Lan và Indonesia đều được dự báo lạm phát sẽ chạm mức từ 3 – 3,6%.
Đến năm 2023, các nước ASEAN-5 được dự báo lạm phát đều ở mức dưới 3,5%. Mức này thấp hơn so với mức dự báo của Việt Nam là 4%. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế trưởng Albert Park của ADB cho biết, sự bất ổn về địa chính trị, các đợt bùng phát Covid-19 mới và các biến thể của vi-rút có thể làm chệch hướng đà tăng trưởng hiện nay.
Ông Park cho biết thêm: “Các chính phủ trong khu vực sẽ cần phải cảnh giác và chuẩn bị thực hiện các bước để đối phó với những rủi ro này, bao gồm việc đảm bảo rằng càng nhiều người càng tốt được tiêm chủng đầy đủ COVID-19. Các cơ quan quản lý tiền tệ cũng nên tiếp tục theo dõi tình hình lạm phát một cách chặt chẽ và có những giải pháp kịp thời”.
Theo: Báo Tổ Quốc
Trên đây là một số chia sẻ về bài viết : Dự báo lạm phát của Việt Nam cao hay thấp hơn so với các nước trong khu vực 2024?. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn miễn phí chuyên sâu hơn về tư vấn doanh nghiệp của chúng tôi xin vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End
🗺 : Tầng 14, tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
☎️ : 0938.603.496
📩 : info@openend.vn
🌐 : OpenEnd.vn