Chặng đường xây dựng và phát triển doanh nghiệp năm nay 2024

Xây dựng và phát triển doanh nghiệp chưa bao giờ là công việc dễ dàng. Đây giống như quá trình trồng cây mà người lãnh đạo cần phải nhận biết được các giai đoạn để có những biện pháp chăm sóc phù hợp. Làm thế nào để doanh nghiệp phát triển, làm thế nào để nắm bắt được các giai đoạn suy thoái để ngăn chặn và cải tiến kịp thời ? Hãy cùng Open End tìm hiểu chặng đường phát triển của doanh nghiệp qua bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan hơn về doanh nghiệp.

Giai đoạn 1: Xây dựng và phát triển ý tưởng

Ở giai đoạn này, Doanh nghiệp chưa được thành lập, mà việc kinh doanh chỉ tồn tại trong suy nghĩ hay nói cách khác đó chỉ là ý tưởng kinh doanh.

xay dung y tuong kinh doanh

Điểm trọng tâm của giai đoạn này là làm sao chọn thời cơ kinh doanh phù hợp với kỹ năng, kinh nghiệm và niềm đam mê để khởi nghiệp. Và quan tâm đến những điểm mấu chốt quan trọng khác như: quyết định chọn cơ cấu quyền sở hữu doanh nghiệp, tìm cố vấn chuyên nghiệp, và lập kế hoạch kinh doanh.

Những nguồn tài chính cho việc phát triển trong giai đoạn này có thể rất khó khăn để định vị. Bởi lẽ ở giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ phải tự tìm kiếm thị trường, khách hàng cho chính mình. Doanh nghiệp có thể sẽ phải dựa vào nguồn vốn vay mượn từ chủ sở hữu, bạn bè, gia đình, hay các nhà đầu tư cá nhân. Ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể sử dụng vốn từ nguồn khác như: nhà cung cấp, khách hàng, các khoản viện trợ của chính phủ.

Trong đoạn này là ý tưởng phải sáng tạo và đáp ứng được nhu cầu của thị trường ngoài ra còn phải phù hợp với nguồn lực sẵn có.Người lên ý tương là người có hài bão lớn ,đam mê và kiên định với lý tưởng, cơ hội thành công sẽ rất cao

Giai đoạn 2:  Khởi động – Startup

Doanh nghiệp vừa được hình thành và tồn tại một cách hợp pháp. Các sản phẩm và dịch vụ đi vào sản xuất và đã đi đến tạo lòng tin cho khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp

Trong giai đoạn kinh doanh này, những đòi hỏi về vốn và thời gian tìm kiếm thị trường được đánh giá khá cao. Và thử thách căn bản ở đây đó là không được để những khoản tiền dù là nhỏ nhất tuột khỏi tay.

giai doan khoi dong start up

Chủ doanh nghiệp phải học cách khảo sát tính thực tế về nhu cầu của khách hàng, và có thể mang lại những lợi nhuận gì cho doanh nghiệp.

Giai đoạn khởi động đòi hỏi doanh nghiệp phải thiết lập cơ sở khách hàng và thị trường cùng với nguồn ngân lưu được kiểm soát và theo dõi. Nguồn vốn hỗ trợ cho sự phát triển trong giai đoạn này có thể kêu gọi từ người sở hữu, bạn bè, gia đình, nhà cung cấp, khách hàng, đi vay hay các khoản viện trợ.

Giai đoạn 3:  Phát triển kinh doanh và mở rộng thị trường

Ở giai đoạn này, doanh nghiệp đã trải qua quá trình phát triển với nhiều thuận lợi, khó khăn và thử thách.

Thử thách khốc liệt nhất trong giai đoạn này mà công ty phải đối mặt với đó chính là thực đơn không đổi các vấn đề đưa ra để giành lấy thời cơ và các nguồn tài chính. Để làm được điều đó đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải có phương pháp quản lý hiệu quả cao và có thể lên kế hoạch kinh doanh mới. Học hỏi để đào tạo nhân viên như thế nào cũng như việc quản lý và nghệ thuật giao phó, uỷ thác là chìa khoá cho sự thành công của giai đoạn này.

phat trien kinh doanh va mo rong thi truong

Quá trình phát triển của doanh nghiệp dựa trên sự vận hành của chính doanh nghiệp ấy theo một cách thức chuẩn hơn nhằm đáp ứng với khối lượng bán hàng và lượng khách hàng ngày càng tăng. Do đó doanh nghiệp cần áp dụng những hệ thống quản lý, phương pháp tính toán và vận hành tốt hơn. Đồng thời doanh nghiệp cũng cần tìm kiếm và tuyển dụng những nhân viên có khả năng xử lý tốt các vấn đề phát sinh trong quá trình kinh doanh. Nguồn vốn doanh nghiệp có thể tận dụng trong giai đoạn này đó là vay từ ngân hàng, từ lợi nhuận, đối tác, viện trợ và những lựa chọn cho thuê.

Sự tăng trưởng mới trong thị trường mới và các kênh phân phối là những đặc trưng cơ bản dễ thấy trong giai đoạn này. Đây là giai đoạn cho sự lựa chọn của các ông chủ doanh nghiệp nhỏ nhằm chiếm lĩnh những phần lớn hơn của cổ phần thị trường và tìm kiếm nguồn doanh thu mới cũng như các kênh kinh doanh khác mang lại lợi nhuận. Việc mở rộng vào những thị trường mới đòi hỏi sự nghiên cứu và lên kế hoạch cho việc kinh doanh ở giai đoạn ươm mầm và “khởi động”. Chủ doanh nghiệp nên tập trung những công việc kinh doanh mạo hiểm một chút. Điều này sẽ làm giàu thêm khả năng hiện tại và kinh nghiệm của chính họ.

Tiến lên phía trước lao vào những lĩnh vực kinh doanh mới không liên quan có thể là cách thử sức với những thử thách tàn khốc. Cụ thể là doanh nghiệp nên tăng thêm những sản phẩm, dịch vụ mới và tung ra thị trường hiện tại hay mở rộng những sản phẩm dịch vụ đã có vào thị trường mới, vào các đối tượng khách hàng khác nhau và hoặc thị trường định hướng tới. Nguồn vốn cho giai đoạn mở rộng có thể lấy từ liên doanh, các ngân hàng, nhà đầu tư mới, đối tác.

Giai đoạn 4: Suy thoái

Các doanh nghiệp trong giai đoạn này sẽ phải đương đầu với rất nhiều thử thách và khó khăn về doanh số bán hàng suy giảm, ngân quỹ thâm hụt .

giai doan suy thoai

Giai đoạn này các chủ doanh nghiệp cần đưa ra những biện pháp  khắc phục cần thiết, cấp bách nhất nhằm cứu vãn tình thế. Cắt giảm chi phí và tìm kiếm những cơ hội mới, hướng đi mới nhằm mở rộng dòng ngân lưu. Nguồn vốn có thể huy động từ các đối tác cung cấp, khách hàng và những người đồng sáng lập.

Chủ doanh nghiệp cũng nên xem xét cách vận hành, rào cản cạnh tranh và cách quản lý sao cho công ty có thể đáp ứng và làm hài lòng khách hàng.

Giai đoạn 5: Phá sản

Giai đoạn này là lúc doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng không thể cứu được nữa và chấm dứt mọi hoạt động kinh doanh.

Một doanh nghiệp đi đến bước đường phá sản, thua lỗ phải đối mặt với vấn đề tài chính, nợ nần và mang  hình tượng xấu trong mắt công chúng.

giai doan pha san

Các giai đoạn của chu trình phát triển một doanh nghiệp chắc chắn sẽ không xảy ra theo trình tự. Một số doanh nghiệp mới được thành lập nhưng chuyển từ giai đoạn khởi động đến tan rã rất nhanh. Số khác có thể không tiến đến giai đoạn mở rộng và chỉ dừng ở giai đoạn ổn định. Thành công rực rỡ hay thất bại thảm hại trong kinh doanh là tuỳ thuộc vào tài năng của chủ doanh nghiệp thích nghi với các thay đổi của chu trình cuộc sống.

Điều mà nhà quản lý nên làm là tập trung và áp dụng các biện pháp nhằm giúp công ty vượt qua giai đoạn khó khăn. Và những biện pháp này sẽ có tác động đến công ty sau này. Hiểu được việc áp dụng những giai đoạn nào trong chu trình kinh doanh là thích hợp sẽ giúp cho doanh nghiệp lường trước được bất kỳ thách thức nào phía trước và đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn.

Quý khách mở công ty cần dịch vụ tư vấn quản trị nhân sự xin vui lòng liên hệ thông tin dưới đây:


Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

Địa chỉ: Tầng 14, tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

SĐT: 0938 838 493

Email: info@openend.vn

Website: OpenEnd.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *