Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là gì? 08 nguyên tắc an toàn lao động ai cũng nên nhớ

Nội dung bài viết

Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là gì? 08 nguyên tắc an toàn lao động ai cũng nên nhớ

Hiện nay, tai nạn lao động đang là một trong những nỗi lo lớn không chỉ đối với người lao động mà còn đối với các công ty, nhà nước. Vì thế, để giảm thiểu tai nạn lao động nhiều nhất có thể, nhà nước đã đặt ra những nguyên tắc an toàn lao động riêng

An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.

=> Nói cách khác an toàn lao động chính là giải pháp để không xảy ra tai nạn trong quá trình lao động. Còn vệ sinh lao động là giải pháp để giúp người lao động không bị các bệnh liên quan đến nghành nghề đang làm.

An toàn vệ sinh lao động là giải pháp hạn chế người lao động bị các thương tổn, sức khỏe gây ra bởi các yếu tố nguy hiểm khi làm việc. cùng Openend tìm hiểu xem cụ thể đó là những nguyên tắc nào thông qua bài viết  huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là gì? 08 nguyên tắc an toàn lao động ai cũng nên nhớdưới đây nhé!

An toàn lao động vệ sinh lao động là gì?

An toàn lao động được hiểu đơn giản là những biện pháp hạn chế các yếu tố nguy hiểm, hạn chế rủi ro, tai nạn nhiều nhất có thể đổi với các công nhân trong lúc lao động. Hay cụ thể hơn đây chính là những biện pháp được đặt ra để tránh các tai nạn lao động xảy ra.

Ví dụ trong môi trường làm việc có nhiều chất độc hại, người lao động thường xuyên phải tiếp xúc với các loại hoá chất, nếu như không có các biện pháp an toàn lao động đầy đủ thì ảnh hưởng của các hoá chất ấy có thể tác động rất nhiều đến sức khỏe người lao động, gây ra nhiều hệ luỵ về lâu dài, thậm chí, trong một số trường hợp, điều này có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng. Vì thế, việc tuân thủ các nguyên tắc an toàn lao động trong quá trình làm việc là một điều rất quan trọng.

Dựa vào đặc thù riêng của các ngành sản xuất mà pháp luật Việt Nam sẽ có những quy định về an toàn lao động riêng cho từng ngành đó, mà trong đó, bảo hộ lao động không chỉ bảo vệ về thân thể cho người lao động, mà còn bảo vệ về các quyền lợi của người lao động như bảo hiểm thân thể, thời gian nghỉ ngơi, thời gian phải làm việc, tiền lương, trợ cấp,…

Tác dụng của an toàn lao động
An toàn lao động mang lại lợi ích rất lớn cho người lao động. Trước hết chúng ta có thể thấy lợi ích của an toàn lao động đầu tiên phải kể đến là giúp người lao động ngăn ngừa được tai nạn trong quá trình làm việc, giúp người lao động có môi trường làm việc an toàn hơn.
huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

Lợi ích thứ hai phải kể đến đó là giúp cả người lao động lẫn người sử dụng lao động đảm bảo được tối đa quyền lợi và nghĩa vụ, bởi những nguyên tắc chung về an toàn lao động đã được quy định rõ trong pháp luật, khi tham gia lao động bắt buộc phải tuân thủ, vì thể, các quyền lợi của người lao động cũng được chắc chắn hơn.

Tại sao cần phải huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?

Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động.
Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động.

Nhà nước quy định:

– Công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động được quy định tại: Điểm b, Khoản 2, Điều 7 Luật 84/2015/QH13 Về An toàn, vệ sinh lao động như sau:

“Điều 7. Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động

Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây:

a) Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liên quan; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;

b) Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;”

– Từ ngày 15/04/2018, Nghị định 28/2020/NĐ-CP được ban hành ngày 01/03/2020 chính thức có hiệu lực, thay thế cho Nghị định 95/2013/NĐ-CP và Nghị định 88/2015/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người Việt Nam đi làm việc nước ngoài.

Theo đó, quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động như sau:

“Điều 24. Vi phạm quy định về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận với tổ chức hoạt động huấn luyện không huấn luyện mà nhận kết quả huấn luyện theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người;

đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người trở lên.”

Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là gì

Các nhóm đối tượng cần phải tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động:

Nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động

Bao gồm:
a) Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
b) Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.

– Thời gian huấn luyện: 16 giờ tương đương với 2 ngày.

– Thời hạn chứng chỉ/ chứng nhận và huấn luyện định kỳ: Thời hạn 2 năm, huấn luyện định kỳ ít nhất 2 năm 1 lần.

Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động

Bao gồm:
a) Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở;
b) Người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

– Thời gian huấn luyện: 48 giờ tương đương với 6 ngày.

– Thời hạn chứng chỉ/ chứng nhận và huấn luyện định kỳ: Thời hạn 2 năm, huấn luyện định kỳ ít nhất 2 năm 1 lần

Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động

Là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành theo thông tư số 06/2020/TT – BLĐTBXH

– Thời gian huấn luyện: 24 giờ tương đương 3 ngày.

– Thời hạn chứng chỉ/ chứng nhận và huấn luyện định kỳ: Thời hạn 2 năm, huấn luyện định kỳ ít nhất 2 năm 1 lần.

Nhóm 4: Người lao động làm việc không có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

Bao gồm người lao động không thuộc các nhóm theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.

– Thời gian huấn luyện: 16 giờ tương đương 2 ngày.

– Thời hạn chứng chỉ/ chứng nhận: Huấn luyện định kỳ ít nhất mỗi năm 1 lần.

Nhóm 5: Người làm công tác y tế

– Thời gian huấn luyện: 56 giờ tương đương 7 ngày.

– Thời hạn chứng chỉ/ chứng nhận và huấn luyện định kỳ: Giấy chứng nhận, thời hạn 2 năm; Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động, thời hạn 5 năm; huấn luyện định kỳ ít nhất 2 năm 1 lần.

Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn vệ sinh lao động.

– Thời gian huấn luyện: 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

– Thời hạn chứng chỉ/ chứng nhận và huấn luyện định kỳ: Giấy chứng nhận, thời hạn 2 năm, huấn luyện định kỳ ít nhất 2 năm 1 lần.

Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là gì

08 nguyên tắc an toàn lao động ai cũng nên nhớ

Nguyên tắc 1: Tuân thủ chỉ dẫn an toàn máy móc

Tuân thủ các chỉ dẫn an toàn trong sử dụng máy móc, thiết bị trong các công xưởng hoặc nơi làm việc. Đối với nguyên tắc này, bạn cần chú ý đến cả các kiểm định an toàn của máy móc để đảm bảo máy móc hoạt động tốt, an toàn cho người sử dụng thì mức độ xảy ra tai nạn mới được hạn chế nhất.

Nguyên tắc 2: Đảm bảo vệ sinh nơi làm việc

Người lao động cần thường xuyên dọn dẹp, sắp xếp nơi làm việc của mình giúp cho không gian làm việc gọn gàng và sạch sẽ hơn. Điều này sẽ tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả, đồng thời tránh được những phát sinh gây ảnh hưởng đến các thiết bị khác.

Nguyên tắc 3: Nguyên tắc về an toàn điện

Tại những nơi có nguồn điện và các kết nối dây điện thì chúng ta cần thật sự chú ý, đặt ở những nơi cao ráo, tránh nước, vì nước có khả năng dẫn điện, trong trường hợp điện bị rò rỉ không may bị ngập nước thì chắc chắn sẽ gây ra những tai nạn về điện rất lớn. Vì thế, trong quá trình lao động, bạn cần đảm bảo quy tắc an toàn về điện.

Nguyên tắc 4: Trang bị đầy đủ thiết bị phòng cháy chữa cháy

Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, bất cứ công ty, nhà xưởng nào đều phải trang bị thật đầy đủ các thiết bị phòng cháy chữa cháy, mặc dù đó là điều không ai mong muốn xảy ra nhưng đây là điều kiện để bảo vệ người lao động trong trường hợp có sự cố. Đây cũng là điều được pháp luật khẳng định.

Nguyên tắc 5: Bảo quản hóa chất

Nguyên tắc này được áp dụng đối với các công ty sản xuất có sử dụng các loại hóa chất nguy hiểm, vì thế, để đảm bảo tốt nhất sự an toàn, các công ty nên có phương án bảo quản hóa chất an toàn, tránh các tai nạn không mong muốn xảy ra.

Nguyên tắc 6: Lối thoát hiểm

Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng trong an toàn lao động, mỗi công xưởng đều phải trang bị những lối thoát hiểm riêng để phòng trường hợp có sự cố xảy ra thì người lao động vẫn có được lối đi đảm bảo an toàn.

Nguyên tắc 7: Trang bị đầy đủ đồ dùng lao động

Trong quá trình tham gia lao động, để đảm bảo an toàn khi lao động, các bạn nên chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng lao động đến các thiết bị bảo hộ như quần áo, mũ, kính, găng tay để đảm bảo sự an toàn tối đa cho bản thân.

Nguyên tắc 8: Khoá huấn luyện an toàn lao động

Khoá huấn luyện an toàn lao động là một trong những điều kiện cơ bản giúp người lao động nắm được những kiến thức về an toàn lao động, nhằm nâng cao ý thức bảo vệ bản thân cũng như tài sản của công ty.

Trên đây là một số chia sẻ về bài viết : Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là gì? 08 nguyên tắc an toàn lao động ai cũng nên nhớ. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn miễn phí chuyên sâu hơn về Đào tạo an toàn vệ sinh lao động của chúng tôi xin vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🗺 : Tầng 14, tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

☎️ : 0938.603.496

📩 : info@openend.vn

🌐 : OpenEnd.vn

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *