FOMO trong marketing là một chiến thuật tiếp thị được đông đảo doanh nghiệp áp dụng và đánh giá cao, nhất là khi nó phát huy được tối đa hiệu quả trong bối cảnh siêu cạnh tranh như hiện nay. Đây là một hiệu ứng tâm lý được triển khai trong hoạt động kinh doanh thường xuyên, thậm chí còn được ví như một bộ công cụ đầy quyền lực. Ứng dụng FOMO trong marketing không còn là điều xa lạ, nhưng không phải cứ làm là sẽ thành công.
Vì vậy, doanh nghiệp cần phải thấu hiểu khách hàng của mình, xác định rõ ràng mục tiêu cũng như đặt vấn đề về trách nhiệm, lòng trung thành lên hàng đầu. Nó cần phải được nhìn nhận một cách tổng thể, ngay cả trong những hệ luy khi thất bại xảy ra. FOMO marketing hoàn toàn có thể giúp doanh nghiệp đạt được doanh số đột phá. Nhưng doanh nghiệp cần phải xây dựng một bản kế hoạch cũng như chiến dịch cụ thể cho nó.
Tìm hiểu về định nghĩa FOMO trong marketing
Hiệu ứng FOMO hay đòn bẩy FOMO là những cụm từ quen thuộc với nhiều người trong chúng ta, nó thường xuyên xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, cách hiểu có thuật ngữ này vẫn sẽ có sự khác nhau nhất định trong các lĩnh vực mà nó được áp dụng. Điển hình là FOMO marketing sẽ được hiểu như thế nào, không phải là điều mà ai cũng nắm rõ.
FOMO được viết tắt từ cụm từ Fear Of Missing Out, được hiểu đơn giản là nỗi lo sợ bỏ lỡ. Xét từ ngay bản thân mỗi người, chúng ta đều không muốn mình bị bỏ rơi, đứng ngoài cuộc hay bỏ lỡ qua một cơ hội, cuộc chơi nào đó. Nhất là khi số đông đều có, đều đã trải nghiệm qua mà mình thì lại chưa.
Ai ai cũng không muốn mình trở thành một phần tách biệt của cộng đồng, nên tâm lý này thực chất đã có từ rất lâu. Đặc biệt, đối với những người trẻ tuổi thì tâm lý này lại càng lớn, bởi họ luôn muốn khẳng định cái tôi của riêng mình.
Nắm bắt được tâm lý đó, FOMO đã được khai thác sử dụng và marketing là một trong số đó. Theo đó, FOMO trong marketing được biết đến là một chiến thuật tiếp thị khai thác về mặt tâm lý nhằm thu hút sự chú ý, quan tâm của khách hàng. Người tiêu dùng có thể bị rơi vào “bẫy tâm lý” này từ các nhà tiếp thị, doanh nghiệp từ lúc nào không hay biết.
Chiến thuật này thể hiện được “sức nặng” của mình rất lớn, đặc biệt là trong hoạt động mua sắm trực tuyến. Khi các nguồn thông tin trong môi trường này được truyền tải rất nhanh chóng. Chỉ cần các doanh nghiệp nắm bắt được thời cơ, đánh đúng vào “điểm yếu” tâm lý của khách hàng thì sẽ khai thác được rất nhiều lợi ích cho mình.
FOMO marketing sẽ tập trung vào việc đẩy mạnh về doanh số, tức là tạo ra tỷ lệ chuyển đổi cao trong quyết định mua sắm của các đối tượng mục tiêu. Bởi khi áp dụng FOMO trong marketing sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ các vấn đề liên quan đến thương hiệu, lòng trung thành.
Tiềm năng phát triển của FOMO marketing
Nhờ sự phát triển của thị trường, đặc biệt là trong vấn đề truyền tải, “phủ sóng” thông tin nên nhiều doanh nghiệp đã tận dụng đòn bẩy FOMO như một chiến thuật để thúc đẩy hoạt động bán hàng, tiếp thị một cách tối ưu nhất. Hơn thế, tiềm năng phát triển của FOMO marketing được đánh giá là rất cao.
Theo nhiều thống kê đã cho thấy rằng, FOMO marketing luôn phát huy tính hiệu quả trong việc tiếp cận với người tiêu dùng thuộc thế hệ Gen Z. Trong đó, 69% cá nhân Gen Z tham gia khoảng sát có tâm lý FOMO và 60% sẽ đưa ra quyết định mua sắm nhanh chóng chỉ vì điều này.
Ngoài ra, báo cáo của Hootsuite và WeAreSocial vào tháng 1/2021 cho thấy số lượng người dùng mạng xã hội ở Việt Nam là 72 triệu người, chiếm 73,7% tổng dân số. Đương nhiên con số nay vẫn đang trên đà tăng trưởng, như đã nói FOMO marketing hoạt động rất hiệu quả trong môi trường mua sắm trực tuyến. Với số lượng như trên thì đây chính là cơ sở để các doanh nghiệp đánh giá về tiềm năng phát triển của chiến thuật tiếp thị này.
Doanh nghiệp hoàn toàn có tiếp cận khách hàng mục tiêu của mình trên các nền tảng mạng xã hội thành công với FOMO marketing. Điều này sẽ cho phép doanh nghiệp mở rộng cơ hội “chốt đơn”, chuyển đổi hành vi mua sắm họ ngay trên những nền tảng này.
Có nên ứng dụng FOMO trong marketing không?
Sức mạnh của FOMO trong marketing là điều mà chúng ta hoàn toàn có thể đánh giá được ngay lập tức. Tuy nhiên, chiến thuật này không phải hoàn toàn là “điểm cộng”. Việc áp dụng sai cách hay áp dụng quá thường xuyên sẽ tạo nên những “điểm trừ” rất lớn về mặt giá trị thương hiệu. Nhất là lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm, thương hiệu cũng sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng. Vì những điều này nên việc ứng dụng FOMO marketing cần phải cân nhắc một cách kỹ lưỡng.
Thực tế, FOMO vốn dĩ là tâm lý có sẵn của mỗi người nhưng nếu không có tác động thì nó sẽ không xuất hiện. Nó sẽ xuất hiện từ chính những cảm xúc tiêu cực của chúng ta như đố kỵ, bất an, lo lắng,… Vì vậy, khi sử dụng FOMO trong marketing cho doanh nghiệp điều cần phải chú trọng nhất là mục đích của mình là gì. Mục đích của doanh nghiệp là gia tăng tỷ lệ chuyển đổi nhằm nâng cao doanh số bán hàng.
Nhưng tất cả đều cần phải hợp pháp, không vị phạm về mặt đạo đức hay đúng hơn triển khai FOMO marketing cần phải có trách nhiệm xã hội. Hãy nhớ rằng, người tiêu dùng hiện nay cũng vô cùng thông thái và không dễ gì có thể “dắt mũi” được họ. FOMO marketing có thể bị phản tác dụng bất kỳ lúc nào nếu doanh nghiệp tiến hành mà thiếu đi trách nhiệm.
Cách ứng dụng FOMO trong marketing hiệu quả
FOMO marketing không phải là công cụ “thần thánh” mà cứ áp dụng là sẽ thành công. Nếu như sản phẩm của doanh nghiệp không tốt, khách hàng phát hiện ra doanh nghiệp đang nói dối việc phản tác dụng sẽ xảy ra ngay lập tức. Ngoài việc trung thực và có trách nhiệm thì doanh nghiệp cần phải tìm kiếm những phương pháp hiệu quả, phù hợp với mình. Dưới đây là 5 cách ứng dụng FOMO trong marketing sẽ giúp sẽ giúp doanh nghiệp áp dụng hiệu quả.
Bật mí về FOMO với khách hàng
Có lẽ số đông sẽ cảm thấy cách này thật vô lý, bởi FOMO là một biến thể trong việc “cố ý” tạo ra sự khan hiếm đánh lừa khách hàng, để họ đưa ra quyết định mua sắm ngay. Tuy nhiên, khách hàng của doanh nghiệp thừa sức để nhận ra điều đó, nên nhiều chiến dịch mới gặp ngay cảnh thất bại khi vừa mới triển khai là vậy. Thay vào đó, hãy thử ngay cách độc đáo này – Bật mí về FOMO với khách hàng như một chiêu thức thu hút sự chú ý.
Cách này đã được thương hiệu Rue La La áp dụng và đương nhiên họ đã gặt hát được thành công lớn. Họ không có bất kỳ sự giấu diếm vào với khách hàng khi sử dụng FOMO marketing. Nhờ vậy, Rue La La đã thu hút được sự chú ý, quan tâm của đông đảo khách hàng. Hơn thế, trong mắt khách hàng họ còn trở nên đặc biệt hơn các thương hiệu khác, vừa thú vị vừa tin cậy.
Kích hoạt FOMO với hình ảnh nổi bật
Não bộ của con người sẽ kích hoạt nhanh chóng hơn với hình ảnh thay vì chữ viết, ngay cả khi lướt mạng xã hội bản thân chúng ta sẽ có ấn tượng ngay với các hình ảnh chứ không phải các dòng chữ dài. Vì vậy, cách sử dụng FOMO trong marketing tiếp theo mà doanh nghiệp không nên bỏ qua là thiết kế hình ảnh đầy nổi bật.
Express là một ví dụ cụ thể. Họ đã thiết kế một hình ảnh siêu ấn tượng, nhất là khi in in ấn ra nó cũng có kích thước lớn và chiếm một khoảng không gian lớn. Từ màu sắc cho đến hình ảnh cũng đều nổi bật, độc đáo và đi kèm với một thông điệp không thể không chú ý đến “Don’t miss out” – Đừng bỏ lỡ. Như vậy, dù chỉ là một cái lướt nhanh trên newsfeed Facebook họ cũng đã đủ sức để níu chân khách hàng tiềm năng của mình.
Sáng tạo, linh hoạt trong các thông điệp
Dù hình ảnh là yếu tố sẽ thu hút sự quan tâm, chú ý của khách hàng trong khoảng thời gian ngắn. Nhưng ngôn ngữ, nội dung vẫn là yếu tố chủ đạo để cộng hưởng trong việc tác động đến quyết định của họ. Đặc biệt là các thông điệp, đây là những thông tin hấp dẫn khách hàng rất nhiều. Ví dụ như Express, ngoài hình ảnh siêu ấn tượng ra thì thông điệp của họ cũng cực “đắt giá”.
Đừng dập khuôn trong cách xây dựng thông điệp, doanh nghiệp cần sự sáng tạo để thiết kế ra chúng. Ngoài ra, cũng đừng sử dụng một thông điệp duy nhất cho tất cả các nhóm khách hàng của mình. Tâm lý, nhu cầu và sự quan tâm của họ không phải lúc nào cũng sẽ giống nhau. Nên ngoài tính sáng tạo thì còn cần sự linh hoạt trong việc xây dựng các thông điệp. Hãy nghiên cứu, phân tích về các nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp một cách kỹ lưỡng. Họ sẽ chỉ dành thời gian quý báu của mình cho những lời đề nghị thực sự hấp dẫn mà thôi.
Tạo ra những nội dung có khả năng “hết hạn”
Là một chiến thuật tiếp thị, nên một yếu tố không thể thiếu chính là nội dung, ngoài việc nội dung khi xây dựng cần phải bám xát vào khách hàng mục tiêu thì doanh nghiệp nên tạo nên tính “hết hạn” cho nó. Mục đích của việc tạo ra những nội dung có khả năng “hết hạn” – expired content, là thôi thúc người tiêu dùng phải buộc xem chúng trước khi bị bỏ lỡ qua.
Trong đó, Snapchat và Instagram story thường là hai nền tảng được các doanh nghiệp lựa chọn để sản xuất những nội dung theo kiểu này. Nó sẽ chỉ xuất hiện trọng vòng 24 tiếng đồng hồ, sau đó sẽ biết mất và điều này cũng giống như tính năng story trên Facebook. Kèm theo đó, doanh nghiệp nên sử dụng nhiều hơn các động từ, tính từ mạnh. Đây sẽ là yếu tố giúp nội dung trở nên hiệu quả hơn, tác động mạnh hơn vào tâm lý của khách hàng mục tiêu.
Nhấn mạnh tới những cơ hội có thể bị bỏ lỡ
Cách cuối cùng và hiệu quả đó là nhấn mạnh tới những cơ hội có thể bị bỏ lỡ. Mỗi ngày thông tin được truyền tải đến một cá nhân là rất nhiều, chỉ cần một lúc ngồi lướt mạng xã hội họ đã tiếp cận rất nhiều thông tin. Nhưng liệu trong số đó bao nhiều điều sẽ được ghi nhớ lại? chắc chắn sẽ là rất ít, nhất là khi chúng lại không có điểm gì nổi bật.
Trong các thông điệp, nội dung truyền tải đến khách hàng mục tiêu doanh nghiệp cần phải nhấn mạnh tới những cơ hội mà họ có thể bị bỏ lỡ nếu không đưa ra quyết định vào lúc này. Ví dụ còn bao nhiêu số lượng sản phẩm để mua, thời gian khuyến mại còn bao lâu,… Nếu để lấy một ví dụ điển hình cho phương pháp này chắc chắn phải kể đến
Booking.com – Nền tảng đặt phòng rất nổi tiếng. Họ tập trung vào FOMO trong marketing với cách cho khách hàng của mình thấy họ đã bỏ lỡ qua những cơ hội tuyệt vời như thế nào. Cách mà họ thể hiện bằng dòng chữ lớn màu đỏ hiển thị khi phòng mà khách hàng đang xem đã bán hết hoặc sắp bán hết.
Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End
🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM
🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
☎️ Hotline: 0938.603.496
📩 Email: info@openend.vn
Website: OpenEnd.vn
xem thêm bài : tư vấn lương