Tư vấn lập hồ sơ xin cấp Giấy phép môi trường 2024

Môi trường ngày càng được quan tâm và bảo vệ trước những sự thay đổi về hành vi và nhận thức của người tiêu dùng nói riêng và xã hội nói chung. Chính vì thế Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 (sửa đổi), có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 với nhiều điểm mới mang tính đột phá, đề cao vai trò doanh nghiệp là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường.

Trong đó điểm nhấn là việc cắt giảm 40% số thủ tục hành chính, góp phần giảm chi phí cho doanh nghiệp và giảm được 20% đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường. Điển hình là việc tích hợp 7 loại giấy phép trong một gọi là Giấy phép môi trường giúp cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư giảm bớt thủ tục hành chính.

Điều này cũng là thuận lợi cũng như là khó khăn khi có một số doanh nghiệp vẫn lúng túng để làm giấy phép môi trường. Nhằm tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp trong quá trình xin cấp Giấy phép môi trường, Open End xin được cung cấp những thông tin nhằm giải đáp thắc mắc và đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường.

Giấy phép môi trường

Giấy phép môi trường là gì?

Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

(Căn cứ khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020)

Như vậy, một số giấy phép môi trường thành phần được lồng ghép trong cùng một loại giấy phép, gọi chung là giấy phép môi trường. Bao gồm:

  • Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường;
  • Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường;
  • Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
  • Giấy phép xử lý chất thải nguy hại;
  • Giấy phép xả nước thải nguồn nước;
  • Giấy phép xả nước thải ra môi trường thủy lợi;

(Căn cứ khoản 19 điều 168 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020)

Đâu là những đối tượng phải xin giấy phép môi trường?

Để xác định được thủ tục cần thực hiện, doanh nghiệp cần xác định được dự án của mình thuộc nhóm nào cần dựa theo các tiêu chí như sau:

  • Quy mô dự án;
  • Công suất dự án;
  • Loại hình dự án;
  • Diện tích sử dụng đất;
  • Yếu tố nhạy cảm về môi trường.

Điều 39 Luật bảo vệ môi trường quy định đối tượng phải có giấy phép môi trường đó là:

(i) Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức. Đối với dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.

(ii) Dự án đần tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng tại mục (i).

Trong đó:

  • Nhóm 1: Dự án đầu tư nhóm I là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, bao gồm:

a) Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;

b) Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

c) Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

d) Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

đ) Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

e) Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn.

  • Nhóm 2: Dự án đầu tư nhóm II là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, bao gồm:

a) Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình;

b) Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

c) Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

d) Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình hoặc với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

đ) Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

e) Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình.

  • Nhóm 3: Dự án đầu tư nhóm III là dự án ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, bao gồm:

a) Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất nhỏ;

b) Dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có phát sinh nước thải, bụi, khí thải phải được xử lý hoặc có phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải.

Giấy phép môi trường

Nội dung của giấy phép môi trường bao gồm những gì? 

Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về nội dung giấy phép môi trường như sau:

– Nội dung giấy phép môi trường gồm thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; nội dung cấp phép môi trường; yêu cầu về bảo vệ môi trường; thời hạn của giấy phép môi trường; nội dung khác (nếu có).

– Nội dung cấp phép môi trường bao gồm:

+ Nguồn phát sinh nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; dòng nước thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải; vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải;

+ Nguồn phát sinh khí thải; lưu lượng xả khí thải tối đa; dòng khí thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải; vị trí, phương thức xả khí thải;

+ Nguồn phát sinh và giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung;

+ Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại; mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý, số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;

+ Loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.

Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường như thế nào?

1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường bao gồm:

a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường;

b) Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường;

c) Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.

2. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường được quy định như sau:

a) Chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường đến cơ quan có thẩm quyền cấp GPMT của dự án: gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;

b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có trách nhiệm:

– Tổ chức tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ;

– Công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, trừ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;

– Tham vấn ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan:

+ Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản và đạt được sự đồng thuận của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó trước khi cấp giấy phép môi trường;

+ Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đó trước khi cấp giấy phép môi trường.

– Kiểm tra thực tế thông tin dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;

– Tổ chức việc thẩm định, cấp giấy phép môi trường.

Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và thông báo kết quả được thực hiện trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở;

3. Thời hạn cấp giấy phép môi trường được tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và được quy định như sau:

a) Không quá 45 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;

b) Không quá 30 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện;

Giấy phép môi trường

Đâu là thời điểm doanh nghiệp phải xin cấp Giấy phép môi trường? 

a) Dự án đầu tư thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải có Giấy phép môi trường trước khi vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;

b) Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải có Giấy phép môi trường trước, khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy định tại các điểm a, b, c, d và g khoản 1 Điều 36 của Luật này.

Trường hợp dự án đầu tư xây dựng không thuộc đối tượng được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định của pháp luật về xây dựng thì phải có Giấy phép môi trường trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm, quyền cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng;

c) Đối với dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này đang vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định của pháp luật trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, chủ dự án đầu tư được lựa chọn tiếp tục vận hành thử nghiệm để được cấp Giấy phép môi trường sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải hoặc lập hồ sơ để được cấp giấy phép môi trường trước khi hết thời hạn vận hành thử nghiệm.

Chủ dự án đầu tư không phải vận hành thử nghiệm lại công trình xử lý chất thải nhưng kết quả hoàn thành việc vận hành thử nghiệm phải được báo cáo, đánh giá theo quy định tại Điều 46 của Luật này;

d) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp theo khoản 2 Điều 39 của Luật này đã đi vào vận hành chính thức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành phải có giấy phép môi trường trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Trừ trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, giấy phép xử lý chất thải nguy hại, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi (sau đây gọi chung là giấy phép môi trường thành phần)

Giấy phép môi trường thành phần được tiếp tục sử dụng như giấy phép môi trường đến hết thời hạn của giấy phép môi trường thành phần hoặc được tiếp tục sử dụng trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành trong trường hợp giấy phép môi trường thành phần không xác định thời hạn.

Quy trình xin cấp Giấy phép môi trường như thế nào?

BƯỚC 1: Chủ đầu tư dự án, cơ sở/đơn vị tư vấn nộp hồ sơ đề nghị cấp GPMT cho cơ quan có thẩm quyền cấp GPMT có thể nộp trực tiếp, qua đường bưu điện hay qua cổng thông tin điện tử của dịch vụ công và đóng phí thẩm định GPMT theo quy định.

BƯỚC 2: Trong thời gian 05 ngày kể tư ngàu nhận được hồ sơ của chủ đầu tư dự án, cơ sở/ đơn vị tư vấn cơ quan cấp GPMT thực hiện các việc như sau:

– Công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp GPMT trên các trang thông tin điện tử của cơ quan cấp phép trừ các thông tin thuộc bí mật quốc gia nhà nước và bí mật của doanh nghiệp được quy định theo pháp luật.

– Gửi ý kiến tham vấn về việc xả nước thải vào công trình thủy lợi đến cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm giám sát công trình thủy lợi. Đồng thời, văn bản này cũng áp dụng cho chủ đầu tư dự án xây dựng và quản lý hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp (nếu dự án đặt trong khu vực này), trừ khi dự án đã được phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và không thay đổi liên quan đến việc xả nước thải so với quyết định đã được phê duyệt.

BƯỚC 3: Tổ chức thẩm định cấp GPMT theo quy định:

– Đối với trường hợp dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định ĐTM, không có nội dung sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất. Hoặc nội dung thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại đồng thời thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 37 Luật BVMT, cơ quan có thẩm quyền cấp GPMT lập hội đồng thẩm định, không tổ chức kiểm tra thực tế.

– Đối với trường hợp dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt ĐTM và không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 37 Luật BVMT, dự án đầu tư có sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất dự án thực hiện  dịch vụ xử lý chất thải nguy hại, cơ quan có thẩm quyền cấp GPMT thành lập tổ thẩm định cấp GPMT không tổ chức kiểm tra thực tế.

– Đối với trường hợp dự án đầu tư không thuộc đối tượng thực hiện ĐTM, cơ quan có thẩm quyền cấp GPMT thành lập hội đồng thẩm định/tổ thẩm định . Hội đồng thẩm định và tổ thẩm định có trách nhiệm tổ chức khỏa sát thực tế tại khu vực dự kiến triển khai dự án.

– Đối với trường hợp dự án không thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM, cơ quan có thẩm quyền cấp GPMT thành lập hội đồng thẩm định và tổ thẩm định có trách nhiệm tổ chức khảo sát thực tế tại khu vực dự kiến triển khai dự án.

– Đối với trường hợp cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động, cơ quan thẩm quyền cấp GPMT không thành lập hội đồng thẩm định, tổ thẩm định mà chỉ thành lập đoàn kiểm tra.

BƯỚC 4: Căn cứ kết quả thẩm định của hội đồng thẩm định, tổ thẩm định hoặc kết quả của đoàn kiểm tra cơ quan cấp GPMT xem xét, cấp GPMT cho dự án đầu tư, cơ sở trong trường hợp đủ điều kiện cấp GPMT hoặc có văn bản thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án, cơ sở và nêu rõ lý do trong trường hợp không đủ điều kiện cấp GPMT. Nếu hồ sơ phải chỉnh sửa bổ sung để đảm bảo căn cứ cho việc cấp phép, cơ quan có thẩm quyền cấp GPMT có văn bản thông báo cho chủ dự án và nêu rõ các nội dung phải bổ sung chỉnh sửa.

Giấy phép môi trường

Cơ quan nào sẽ phụ trách cấp Giấy phép môi trường?

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Bộ Tài Nguyên và Môi trường có nhiệm vụ cấp giấy phép môi trường trong các trường hợp dưới đây, trừ khi có quy định tại Khoản 2 của điều này:

Cấp GPMT cho các dự án đầu tư đã được Bộ Tài Nguyên và Môi trường duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động bảo vệ môi trường (ĐTM).

Các dự án thuộc Đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật nằm trên địa bàn của 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nằm trong khu vực biển chưa được xác nhận trách nhiệm quản lý hành chính bởi UBND cấp tỉnh; cơ sở nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất; cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.

BỘ QUỐC PHÒNG VÀ BỘ CÔNG AN

Bộ Quốc phòng và Bộ Công an sẽ chịu trách nhiệm cấp GPMT cho các dự án, cơ sở thuộc lĩnh vực bí mật Nhà nước liên quan đến Quốc phòng và An ninh.

UBND CẤP TỈNH

UBND cấp tỉnh có thẩm quyền cấp GPMT cho các đối tượng dưới đây, trừ khi có quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 của điều này:

Dự án đầu tư thuộc nhóm II theo quy định tại Điều 39 của Luật này.

Dự án đầu tư thuộc nhóm III theo quy định tại Điều 29 của Luật này, nếu dự án nằm trên địa bàn của 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên.

Đối tượng đã được quy định tại Khoản 2 của Điều 39 Luật này và đã được UBND cấp tỉnh hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM).

UBND CẤP HUYỆN

UBND cấp huyện sẽ chịu trách nhiệm cấp Giấy phép Môi trường cho các đối tượng được quy định tại Điều 39 của Luật này, trừ khi có quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 của điều này.

Giấy phép môi trường có thời hạn bao lâu? 

Theo khoản 4 của Điều 40 trong Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020, thời hạn của GPMT được quy định như sau:

07 năm: Đối với nhóm dự án đầu tư thuộc nhóm I.

07 năm: Đối với các dự án đầu tư đã hoạt động trước khi Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành như các dự án thuộc nhóm I.

10 năm: Đối với các đối tượng không thuộc quy định tại điểm a và điểm b của khoản này.

(Thời hạn của GPMT có thể được rút ngắn so với thời hạn quy định, dựa trên đề xuất của chủ đầu tư dự án.)

Ngoài ra, theo Quy định tại Điều 11 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 07 năm 2022 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; các hành vi vi phạm quy định về GPMT như không có GPMT, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nội dung của GPMT,… có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng (mức phạt áp dụng đối với tổ chức); ngoài ra thể bị buộc phá dở công trình thiết bị,…

Giấy phép môi trường sẽ được triển khai từ năm 2025, nên doanh nghiệp cần có sự chủ động chuẩn bị từ ngay bây giờ.

Tại sao cần phải lựa chọn đơn vị có năng lực để xin cấp Giấy phép môi trường?

Giấy phép môi trường là một yêu cầu mới nên rất nhiều doanh nghiệp gặp các khó khăn khi tiến hành xin Giấy phép môi trường. Có thể kể tới như:

  • Do không hiểu rõ về luật BVMT
  • Do không biết quy trình cụ thể dành cho dự án của mình
  • Do không có nhiều thời gian để theo dõi, cập nhật, kết nối với cơ quan có thẩm quyền
  • Do quy trình, thủ tục xin Giấy phép môi trường rắc rối, phức tạp,
  • …..

Chính vì vậy nếu doanh nghiệp không tìm hiểu kỹ các yêu cầu trong Giấy phép môi trường thì sẽ gặp rất nhiều vấn đề trong quá trình xin cấp Giấy phép môi trường.

Công ty cổ phần phát triển Open End với kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thủ tục, hồ sơ pháp lý môi trường và đội ngũ chuyên gia giỏi có năng lực chuyên môn am hiểu Luật sẽ đem đến những giải pháp tối ưu và hiệu quả cao giúp doanh nghiệp hoàn thành sớm mục tiêu.

Open End đã lập các hồ sơ xin giấy phép môi trường cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường và cấp Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định với đa dạng các lĩnh vực như: Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, dệt nhuộm, thủy sản, khu dân cư, khu xử lý chất thải tập trung, điện tử,…. Với năng lực của mình Open End cam kết:

  • Cung cấp những dịch vụ, công trình chất lượng cao;
  • Giá cả hợp lý nhất;
  • Luôn luôn nghiên cứu, nắm rõ các quy định hiện hành nhằm đáp ứng từng yêu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.

tu van gpmt scaled

Quy trình triển khai dịch vụ Tư vấn lập hồ sơ xin cấp Giấy phép môi trường tại Open End:

Bước 1. Khảo sát và thu thập thông tin nhà máy sau đó tiến hành phân loại Giấy phép môi trường qua những thông tin đã khảo sát

+ Xác định nhóm đầu tư (A, B, C): Luật đầu tư công số 39/2019/QH14

+ Xác định thuộc tính chất nhóm dự án thuộc mục mấy và phụ lục mấy: Phụ lục Nghị định 08/2022/NĐ-CP

+ Dự án nhóm I, II, II: Luật Bảo vệ môi trường 2020 + Thẩm quyền cấp GPMT: Điều 41 Luật bảo vệ môi trường 2020

Bước 2. Khảo sát hiện trạng nhà máy về môi trường (nếu có)

Bước 3. Báo giá

Bước 4. Chốt triển khai, làm hợp đồng

Bước 5. Thành lập nhóm phụ trách Giấy phép môi trường tại nhà máy để phối hợp với bên tư vấn

Bước 6. Nhân viên phụ trách nhà máy hệ thống các hồ sơ pháp lý và tài liệu liên quan phục vụ xin giấy phép môi trường

Bước 7. Khảo sát thu thập thông tin làm Giấy phép môi trường

+ Khảo sát, điều tra và thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, địa lý, địa hình

+ Khảo sát, điều tra và thu thập thông tin về hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên (môi trường không khí, môi trường nước, chất thải rắn, cảnh quan)

+ Khảo sát, điều tra và thu thập thông tin về điều kiện kinh tế – xã hội tại khu vực dự án và vùng lân cận

+ Khảo sát, điều tra và thu thập, phân tích dữ liệu hiện trạng hoạt động thực tế của nhà máy và các tác động đến môi trường trong điều kiện hoạt động tối đa công suất sản xuất

Bước 8. Lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (Nội dung báo cáo + Phụ lục kèm theo)

Bước 9. Chốt báo cáo và các hồ sơ kèm theo và nộp hồ sơ lên nơi tiếp nhận và thẩm duyệt Giấy phép môi trường

Bước 10. Họp Tổ thẩm định cấp giấy phép môi trường: Trình bày tóm tắt nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường để các thành viên trong Tổ thẩm định nhận xét và đóng góp ý kiến (Có sự tham gia bên tư vấn và nhà máy)

Bước 11. Chỉnh sửa báo cáo theo biên bản thẩm định và nộp lại báo cáo

Bước 12. Nhận kết quả Giấy phép môi trường bản scan gửi qua email

Bước 13. Gửi Giấy phép môi trường bản gốc

Thông tin dịch vụ Tư vấn lập hồ sơ xin cấp Giấy phép môi trường

Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

☎️ Hotline: 0938.603.496

☎️ Hotline: 0973.496.550

📩 Email: info@openend.vn

🌐 website: www.openend.vn

🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toàn nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM

🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, TP. HCM

🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

Tìm chúng tôi trên google: giấy phép môi trường Hà Nội, giấy phép môi trường TP.HCM, giấy phép môi trường Hải Phòng, giấy phép môi trường Cần Thơ, giấy phép môi trường Đà Nẵng, giấy phép môi trường Huyện Củ Chi.

giấy phép môi trường trường Biên Hòa, giấy phép môi trường trường Hải Dương, giấy phép môi trường trường Huế, giấy phép môi trường trường vũng tàu, giấy phép môi trường trường Long an, giấy phép môi trường trường Huyện Hóc Môn.

giấy phép môi trường trường Daklak, giấy phép môi trường trường Bình Dương, giấy phép môi trường trường Thành phố Thủ Đức, giấy phép môi trường trường Quận 1, giấy phép môi trường trường Quận 3, giấy phép môi trường trường Huyện Nhà Bè.

giấy phép môi trường trường Quận 4, giấy phép môi trường trường Quận 5, giấy phép môi trường trường Quận 6, giấy phép môi trường trường Quận 7, giấy phép môi trường trường Quận 8, giấy phép môi trường trường Quận 10.

giấy phép môi trường trường Quận 11, giấy phép môi trường trường Quận 12, giấy phép môi trường trường Quận Bình Tân, giấy phép môi trường trường Quận Bình Thạnh, giấy phép môi trường trường Quận Gò Vấp.

giấy phép môi trường trường Quận Phú Nhuận, giấy phép môi trường trường Quận Tân Bình, giấy phép môi trường trường Quận Tân Phú, giấy phép môi trường trường Huyện Bình Chánh, giấy phép môi trường trường Huyện Cần Giờ.

giấy phép môi trường Quận Ba Đình, giấy phép môi trường Quận Cầu Giấy, giấy phép môi trường Quận Hoàn Kiếm, giấy phép môi trường Quận Hai Bà Trưng, giấy phép môi trường Quận Hoàng Mai, giấy phép môi trường Quận Đống Đa.

giấy phép môi trường Quận Tây Hồ, giấy phép môi trường Quận Thanh Xuân, giấy phép môi trường Quận Bắc Từ Liêm, giấy phép môi trường Quận Hà Đông, giấy phép môi trường Quận Long Biên, giấy phép môi trường Quận Nam Từ Liêm.

giấy phép môi trường Huyện Ba Vì, giấy phép môi trường Huyện Chương Mỹ, giấy phép môi trường Huyện Đan Phượng, giấy phép môi trường Huyện Đông Anh, giấy phép môi trường Huyện Gia Lâm, giấy phép môi trường Huyện Hoài Đức.

giấy phép môi trường Huyện Mê Linh, giấy phép môi trường Huyện Mỹ Đức, giấy phép môi trường Huyện Phú Xuyên, giấy phép môi trường Huyện Phúc Thọ, giấy phép môi trường Huyện Quốc Oai, giấy phép môi trường Huyện Sóc Sơn, giấy phép môi trường Huyện Thạch Thất.

giấy phép môi trường Huyện Thanh Oai, giấy phép môi trường Huyện Thanh Trì, giấy phép môi trường Huyện Thường Tín, giấy phép môi trường Huyện Ứng Hòa, giấy phép môi trường Thị xã Sơn Tây, giấy phép môi trường Thành phố Thuận An.

giấy phép môi trường Thành phố Tân Uyên, giấy phép môi trường Thành phố Dĩ An, giấy phép môi trường Thị xã Bến Cát, giấy phép môi trường Thành phố Thủ Dầu Một, giấy phép môi trường Huyện Dầu Tiếng.

giấy phép môi trường Huyện Bàu Bàng, giấy phép môi trường Huyện Phú Giáo, giấy phép môi trường Huyện Bắc Tân Uyên.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *