Năng lượng là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. Trong giai đoạn hiện nay, để đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng tăng, Việt Nam phải nhập khẩu than cho các nhà máy nhiệt điện và nhập khẩu điện. Nói chung, Việt Nam ngày càng thiếu các nguồn năng lượng bảo đảm cho sự phát triển kinh tế bền vững.
Trước tình trạng nhu cầu và mức tiêu thụ năng lượng tăng nhanh, bên cạnh việc khai thác các nguồn năng lượng mới, nhất là năng lượng sạch, vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đang được đặt ra ngày càng cấp thiết. Và, kiểm toán năng lượng là một công cụ hỗ trợ quan trọng trong việc thúc đẩy, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.
1. Kiểm toán năng lượng là gì?
Kiểm toán năng lượng (Energy audit) là hoạt động khảo sát, thu thập thông tin về hiện trạng sử dụng và quản lý năng lượng, hiện trạng công nghệ thiết bị; kết hợp với việc khảo sát, đo đạc chi tiết các thiết bị trong dây chuyền sản xuất. Trên cơ sở đó phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng năng lượng và đề xuất các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Kiểm toán năng lượng là một bước quan trọng để hướng tới hiệu quả năng lượng cao hơn cho ngành công nghiệp. Nó doanh nghiệp xác định các yếu tố có thể giúp cải thiện việc sử dụng năng lượng và lập kế hoạch hành động một cách có hệ thống.
Còn theo Mục 6 Điều 3 Luật số 50/2010/QH12 (Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010), Kiểm toán năng lượng được định nghĩa theo quy định pháp luật sau: “Kiểm toán năng lượng là hoạt động đo lường, phân tích, tính toán, đánh giá để xác định mức tiêu thụ năng lượng, tiềm năng tiết kiệm năng lượng và đề xuất giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với cơ sở sử dụng năng lượng”
Thông thường, các công việc của một kiểm toán năng lượng bao gồm: Đo kiểm, xác định các định mức tiêu thụ năng lượng của nhà máy. Nhờ quá trình kiểm toán năng lượng, sẽ phát hiện ra những cơ hội giúp tiết kiệm năng lượng. Từ đó, các doanh nghiệp sẽ biết được những cơ hội đầu tư nhằm tối ưu hóa năng lượng, giảm chi phí giá thành đầu vào cho sản phẩm, tăng tính cạnh canh của công ty.
2. Các văn bản Pháp luật liên quan đến kiểm toán năng lượng
- Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả số 50/2010/QH12
- Nghị định 21/2011/NĐ-CP, những quy định và biện pháp thi hanh luật sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm.
- Nghị định 73/2011/NĐ-CP, các quy định sử phạt việc vi phạm hanh chinh về sử dụng nương lượng hiệu quả, tiết kiệm.
- Thông tư 09/2012/TT-BCT, các quy định lập kế hoạch, báo cáo việc thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; thực hiện việc kiểm toán năng lượng.
- Thông tư 19/2016/TT-BTC, các quy định về định mức tiêu năng lượng trong linh vực công nghiệp sản xuất bia và nước giải khát.
- Thông tư 20/2016/TT-BCT quy định về mức tiêu hao năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp thép.
- Thông tư 38/2016/TT-BCT quy định về định mức tiêu hao năng lượng trong linh vực nhựa.
- Thông tư 25/2020/TT-BCT quy định trong việc lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch, việc sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả; thức hiện việc kiểm toán năng lượng.
3. Những đơn vị nào cần phải Kiểm toán năng lượng?
Theo quy định của Nghị định 21/2011/NĐ-CP, những đơn vị bắt buộc kiểm toán năng lượng là các đơn vị thuộc nhóm cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm như:
– Các cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, hay các đơn vị vận tải có tiêu thụ năng lượng tổng cộng trong một năm quy đổi ra một nghìn tấn dầu, tương đương khoảng 1000 TOE trở lên.
– Các công trình xây dựng được sử dụng làm trụ sở, văn phòng, nhà ở, các cơ sở giao dục, vui chơi, y tế, thể dục thể thao, trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng, cửa hàng có năng lượng tiêu thụ tổng trong một năm quy đổi ra năm trăm tấn dầu, tương đương với 500 TOE trở lên.
– Ngoài ra, nhà nước luôn có các khuyến khích đối với các cơ sở không nằm trong danh mục cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, định kỳ tổ chức việc kiểm toán năng lượngvà tiến hành báo cáo tinh hình sử dụng năng lượng.
4. Kiểm toán năng lượng mang lại lợi ích gì?
Kiểm toán năng lượng ban đầu trở nên phổ biến để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 và những năm sau đó. Mối quan tâm đến kiểm toán năng lượng gần đây đã tăng lên do sự hiểu biết ngày càng tăng về tác động của con người đối với sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu.
Trong vài thập kỷ qua, kiểm toán năng lượng công nghiệp ngày càng bùng nổ do nhu cầu giảm chi phí năng lượng ngày càng đắt đỏ và hướng tới một tương lai bền vững đã khiến kiểm toán năng lượng trở nên vô cùng quan trọng. Tầm quan trọng của chúng được tăng lên vì chi tiêu năng lượng là một khoản chi lớn đối với các công ty công nghiệp (chi tiêu năng lượng chiếm ~ 10% chi phí trung bình của nhà sản xuất). Xu hướng ngày càng tăng này chỉ nên tiếp tục khi chi phí năng lượng tiếp tục tăng.
Ở Việt Nam hiện nay thực hiện kiểm toán năng lượng đã trở thành bắt buộc đối với các doanh nghiệp thuộc loại hình cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm. Theo đó, trách nhiệm của cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm là phải “3 năm một lần thực hiện kiểm toán năng lượng bắt buộc”.
Dưới đây là những lợi ích khi doanh nghiệp tiến hành kiểm toán năng lượng:
4.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng
Mục tiêu chính của định vị kiểm toán năng lượng là nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các cơ sở công nghiệp. Các cuộc đánh giá cung cấp thông tin quan trọng giúp nhóm đưa ra một kế hoạch hiệu quả.
Từ việc giảm tiêu thụ năng lượng để thay thế thiết bị bị lỗi sang sử dụng các sản phẩm tiết kiệm năng lượng như đèn LED và bảng điều khiển năng lượng mặt trời, kiểm toán có thể giúp bạn tìm ra giải pháp phù hợp vào đúng thời điểm. Giờ đây, việc sử dụng năng lượng hiệu quả đã trở nên nhiều hơn mức cần thiết đối với các ngành công nghiệp.
4.2 Giảm chi phí năng lượng
Rõ ràng là chi phí sẽ tăng lên khi mức tiêu thụ tăng lên. Nhưng việc tiêu thụ không phải lúc nào cũng hiệu quả và có những khu vực bị lãng phí năng lượng. Bằng cách nâng cao hiệu quả và giảm tiêu thụ, chi phí năng lượng có thể được giảm đáng kể. Chi phí năng lượng là phần lớn nhất trong tổng chi phí trong nhiều ngành công nghiệp. Trở nên tiết kiệm năng lượng là một bước cần thiết để giảm chi phí tổng thể.
4.3 Giảm thiểu thiệt hại và ô nhiễm môi trường
Một trong những lợi ích của việc sử dụng năng lượng hiệu quả là nó sẽ làm giảm các thiệt hại gây ra cho môi trường và giảm ô nhiễm. Bằng cách sử dụng hiệu quả năng lượng cho các hoạt động khác nhau, các ngành công nghiệp có thể ngừng phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng. Nó cũng sẽ giảm áp lực lên các nguồn năng lượng.
Thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức môi trường khác nhau và sử dụng năng lượng hiệu quả cho ngành công nghiệp sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại cho môi trường. Về lâu dài, các công ty sẽ có thể trở nên hiệu quả hơn, thân thiện với môi trường và có trách nhiệm hơn.
4.4 Tạo hình ảnh tốt hơn
Hiệu quả năng lượng cho ngành công nghiệp là điều cần thiết để tạo ra hình ảnh tích cực. Mọi người và công ty muốn làm việc với những công ty coi trọng môi trường. kiểm toán năng lượng có thể giúp các ngành công nghiệp trở nên hiệu quả hơn theo nhiều cách.
Các công ty sử dụng năng lượng hiệu quả có thể thúc đẩy điều này và tạo ra hình ảnh về một tổ chức có trách nhiệm. Điều này sẽ giúp họ thu hút nhiều doanh nghiệp và tài năng. Ngày nay, mọi người ý thức hơn về những điều đó và muốn làm việc với các công ty rất coi trọng sự an toàn của nhân viên, con người nói chung và môi trường.
5. Báo cáo kiểm toán năng lượng và những yêu cầu cần thực hiện
Theo quy định tại thông tư 25/2020/TT – BTC quy định về kế hoạch, báo cáo việc thực hiện kiểm toán năng lượng tại các sơ sở sử dụng năng lượng trong điểm, như sau:
- Các cơ sở có trách nhiệm trong 3 năm/ lần thực hiện việc kiểm toán năng lượng.
- Kết quả của quá trình kiểm toán năng lượng là một báo báo kiểm toán gồm các số liệu thực tế, tình hình sử dụng năng lượng của cơ sở đó. Các đơn vị này phải tiến hành phân tích, tính toán và đưa ra những đánh giá về hiệu quả sử dụng năng lượng, đánh giá tiềm năng và đưa ra những giải pháp giúp tiết kiệm năng lượng.
- Trong vòng 30 ngày kể từ ngày kiểm toán năng lượng, các cơ sở trên có trách nhiệm nộp báo cáo về kiểm toán năng lượng cho Sở Công Thương.
- Sở Công thương có trách nhiệm nhận, đóng góp ý kiến, thông qua hoặc yêu càu điều chỉnh, bổ sung trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo. Các cơ sở có nhiệm vụ hoàn thiện báo cáo và gửi lại bằng văn bản cho Sở Công Thương trong vòng 60 ngày sau khi nhận được những góp ý, và yêu cầu chỉnh sửa.
- Trong trường hớp các cơ sở mới có tên trong danh sách sử dụng năng lượng trọng điểm trong một năm kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định, cơ sở này có trách nhiệm thành lập báo cáo và gửi đến Sở Công Thương.
6. Quy trình thực hiện kiểm toán năng lượng
Quy trình kiểm toán năng lượng được áp dụng thường thay đổi phụ thuộc vào phạm vi của công tác kiểm được đề xuất, kích cỡ và kiểu loại của các thiết bị cần kiểm toán. Thông thường, công tác kiểm toán được thực hiện theo các bước sau đây, với điều tra sơ bộ được tiến hành đối vời kiểm toán sơ bộ.
- Bước 1: Lập kế hoạch cho toàn bộ dự án, bao gồm việc xác lập cấc mục đích kiểm toán, phân chia nhà máy thành các phòng ban / bộ phận hoạt động hoặc các trung tâm hạch toán riêng, (nếu thấy phù hợp), lựa chọn các thành viên cho đội kiểm toán, giao nhiệm vụ, liệt kê và liên kết / kết nối các thiết bị đo kiểm cần thiết;
- Bước 2: Thực hiện khảo sát, quan sát sơ bộ tình hình vận hành của nhà máy, các dây chuyền sản xuất và của các thiết bị được sử dụng trong nhà máy;
- Bước 3: Thu thập các số liệu cơ bản về sản xuất và tiêu thụ năng lượng từ các phòng ban / trung tâm hạch toán, sử dụng các bảng ghi chép (form, worksheet) chuẩn. ( ví dụ như các hóa đơn, báo cáo tiêu thụ năng lượng 12 tháng gần nhất của nhà máy, có sở sản xuất );
- Bước 4: Thực hiện các vận hành thử nghiệm để thu thập thêm các thông tin / số liệu về đặc tính vận hành của các thiết bị chuyên dụng, các phân xưởng riêng. Tại một vài cơ sở, có thể cần thiết phải bố trí thêm các điểm lấy mẫu hoặc các vị trí đo;
- Bước 5: Tính toán cân bằng năng lượng và hiệu suất;
- Bước 6: Nhận dạng các thủ tục quản lý năng lượng cần được cải thiện, xác định tiềm năng tiết kiệm nếu thấy phù hợp;
- Bước 7: Nhận dạng các thủ tục vận hành và bảo dưỡng cần được cải thiện, xác định tiết kiệm năng lượng có thể nhận được, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân cụ thể để thực hiện các biện pháp có giá trị;
- Bước 8: Nhận dạng các cải thiện có chi phí nhỏ, xác định chi phí thực hiện, tính toán tiềm năng tiết kiệm năng lượng, chuẩn bị các bước thực hiện các đầu tư tài chính hấp dẫn (cần phải nhận dạng rõ ai sẽ làm cái gì và khi nào làm);
- Bước 9: Nhận dạng các cải thiện có chi phí lớn, xác định chi phí, tính toán tiềm năng tiết kiệm năng lượng, chuẩn bị các bước thực hịên chi tiết đối với các giải pháp có thời gian hoàn vốn hấp dẫn (như đối với bước 7);
- Bước 10: Chuẩn bị báo cáo cho ban quản lý nhà máy, tóm tắt lại những thực tế và những đề xuất của công tác kiểm toán, bao gồm tất cả các số liệu thu thập được, và những thông tin về thủ tục phương pháp được sử dụng trong các mục lục kỹ thuật. Báo cáo còn có thể có cả những đề xuất cho các đích / tiêu chí cải thiện hiệu suất năng lượng, trên cơ sở các số liệu thu thập được trong quá trình kiểm toán và phân tích, và cần phải nhận dạng một chương trình hành động rõ ràng để thực hiện.
7. Dịch vụ tư vấn kiểm toán và giảm thiểu sử dụng năng lượng
Công ty cổ phần phát triển Open End với những chuyên gia giàu kinh nghiệm và đội ngũ nhân viên tận tâm, nhiệt tình mang tới dịch vụ kiểm toán năng lượng và các giải pháp tiết kiệm năng lượng với những cam kết sau:
☑️ Dịch vụ trọn gói từ A-Z: không phát sinh chi phí trong quá trình thực hiện dự án
☑️ Chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm, nhiệt tình
☑️ Cam kết báo cáo 100% đạt yêu cầu theo các quy định liên quan và yêu cầu của khách hàng
Thông tin dịch vụ Tư vấn kiểm toán và giảm thiểu sử dụng năng lượng
Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End
☎️ Hotline: 0938.603.496
☎️ Hotline: 0973.496.550
📩 Email: info@openend.vn
🌐 website: www.openend.vn
🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toàn nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM
🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, TP. HCM
🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội