Tổng quan về chi phí chất lượng trong doanh nghiệp

Chi phí chất lượng là một chi phí quan trọng chiếm đến hơn 35% giá trị doanh thu của một doanh nghiệp. Cung Open End tìm hiểu chi phí chất lượng là gì cũng như những điều doanh nghiệp cần biết qua bài viết dưới đây.

chi phí chất lượng trong doanh nghiệp

Chi phí chất lượng là gì?

Chi phí chất lượng (Costs of Quality) là tất cả các chi phí mà nhà sản xuất phải chịu để đảm bảo sản xuất ra sản phẩm có chất lượng. Chi phí chất lượng mang lại cho các nhà sản xuất cơ hội để phân tích, và do đó cải thiện hoạt động của họ.

Chi phí Chất lượng có thể được biểu thị bằng tổng của hai yếu tố: Chi phí chất lượng tốt (CoGQ) và chi phí chất lượng kém (CoPQ). Được biểu diễn trong phương trình cơ bản dưới đây:

CoQ = CoGQ + CoPQ

Phương trình chi phí chất lượng trông có vẻ đơn giản nhưng thực tế nó phức tạp hơn nhiều. Chi phí chất lượng bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến chất lượng của sản phẩm. Từ chi phí phòng ngừa nhằm giảm hoặc loại bỏ các hư hỏng, chi phí kiểm soát quá trình để duy trì mức chất lượng và chi phí liên quan đến các hư hỏng cả bên trong và bên ngoài.

Phân loại các chi phí liên quan đến chất lượng

Chi phí chất lượng có bốn thành phần chính nằm giữa hai nhóm chất lượng “tốt” và “kém”. Chúng bao gồm phòng ngừa, thẩm định, lỗ nội bộ và hỏng hóc bên ngoài. Trong đó, chi phí phòng ngừa và đánh giá thuộc nhóm chi phí chất lượng tốt. Còn 2 chi phí lỗi nổi bộ và chi phí hỏng hóc bên ngoài thuộc nhóm chi phí của chất lượng kém. Dưới đây là phân loại và một số ví dụ:

a. Chi phí phòng ngừa

Chi phí phòng ngừa là chi phí phát sinh để đảm bảo rằng các lỗi được giảm thiểu và ngăn ngừa ở giai đoạn sớm nhất. Các hoạt động phòng ngừa là hiệu quả nhất bởi vì việc ngăn ngừa một thiết bị bị lỗi ở giai đoạn sớm nhất giúp tiết kiệm lao động và chi phí sản xuất sẽ bị tiêu hao nếu đơn vị đó chuyển sang sản xuất và lỗi được xác định ở giai đoạn sau. Chí phí này thường bao gồm:

  • Đánh giá sản phẩm mới
  • Lập kế hoạch quản trị chất lượng
  • Khảo sát năng lực nhà cung cấp
  • Đánh giá khả năng xử lý
  • Các cuộc họp nhóm cải tiến chất lượng
  • Dự án cải tiến chất lượng
  • Những hệ thống quản lý chất lượng
  • Giáo dục và đào tạo về chất lượng
  • Kiểm lỗi
  • Hệ thống quản lý hiệu quả
  • CMMS – Một phần mềm giúp quản lý bảo trì thiết bị
  • Kiểm toán
  • Lập kế hoạch kiểm tra

b. Chi phí thẩm định

Chi phí thẩm định là chi phí phát sinh để xác định sản phẩm bị lỗi trước khi xuất xưởng. Chúng bao gồm các chi phí phát sinh khi kiểm tra nguyên vật liệu thô, sản phẩm dở dang và thành phẩm. Chí

  • Kiểm tra đầu vào và nguồn gốc của vật liệu đã mua
  • Kiểm tra trong quá trình và cuối cùng
  • Kiểm tra sản phẩm, quy trình hoặc dịch vụ
  • Hiệu chuẩn thiết bị đo lường và thử nghiệm
  • Vật tư và vật liệu liên quan

c. Chi phí lỗi nội bộ

Chi phí lỗi nội bộ được phát sinh để khắc phục các lỗi được phát hiện trước khi sản phẩm hoặc dịch vụ được giao cho khách hàng. Các chi phí này xảy ra khi kết quả công việc không đạt tiêu chuẩn chất lượng thiết kế và được phát hiện trước khi chuyển giao cho khách hàng. Chúng có thể bao gồm:

  • Việc lãng phí: Thực hiện những công việc không cần thiết. Hoặc giữ hàng do sai sót, tổ chức hoặc giao tiếp kém.
  • Phế liệu: Sản phẩm hoặc vật liệu bị lỗi không thể sửa chữa, sử dụng hoặc bán đi.
  • Làm lại hoặc sửa chữa: Chỉnh sửa tài liệu bị lỗi.
  • Phân tích lỗi: Hoạt động cần thiết để xác định nguyên nhân của lỗi sản phẩm/dịch vụ nội bộ.

d. Chi phí hỏng hóc bên ngoài

Chi phí hư hỏng bên ngoài được phát sinh để khắc phục các lỗi do khách hàng phát hiện ra. Những chi phí này xảy ra khi sản phẩm hoặc dịch vụ không đạt tiêu chuẩn chất lượng thiết kế, không được phát hiện cho đến khi chuyển giao cho khách hàng. Chúng có thể bao gồm:

  • Sửa chữa và bảo dưỡng: Của cả sản phẩm bị trả lại và những sản phẩm tại hiện trường
  • Yêu cầu bảo hành: Các sản phẩm bị lỗi được thay thế hoặc các dịch vụ được thực hiện lại theo chính sách bảo hành
  • Khiếu nại: Tất cả công việc và chi phí liên quan đến việc xử lý và phục vụ các khiếu nại của khách hàng
  • Trả hàng: Xử lý và điều tra các sản phẩm bị từ chối hoặc thu hồi. Bao gồm cả chi phí vận chuyển.

Tầm quan trọng của việc kiểm soát chi phí chất lượng

Môi trường kinh doanh ngày càng trở nên cạnh tranh khốc liệt hơn. Có nhiều lựa chọn có sẵn cho người tiêu dùng cho hầu hết mọi sản phẩm trên thị trường. Các công ty phải cạnh tranh về giá để tồn tại. Các công ty hoạt động hàng đầu tạo nên sự khác biệt so với đối thủ bằng cách lắng nghe tiếng nói của khách hàng và cung cấp các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong khi vẫn duy trì mức độ tin cậy và chất lượng cao. Các công ty này đo lường chi phí chất lượng và tận dụng những sử dụng thông tin thu được.

Việc tính toán kiểm soát hiệu quả chi phí chất lượng cho phép tổ chức đo lường chính xác lượng tài nguyên được sử dụng cho Chi phí chất lượng tốt và Chi phí chất lượng kém. Với thông tin có giá trị này, tổ chức có thể xác định nơi phân bổ nguồn lực để cải thiện chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh doanh.


Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM

🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

☎️ Hotline: 0938.603.496

📩 Email: info@openend.vn

Website: OpenEnd.vn

xem thêm bài : tư vấn xây dựng thương hiệu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *