Lợi nhuận sau thuế quyết định công ty, doanh nghiệp kinh doanh có lãi hay phải chịu lỗ. Từ giá trị này, doanh nghiệp có thể dễ dàng biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh thu. Ngược lại, giá trị này nhỏ hơn 0 nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ và cần đưa ra phương hướng hay chiến lược kinh doanh mới cho công ty, doanh nghiệp. Vậy lợi nhuận sau thuế là gì mà tại sao nó lại quan trọng như vậy, cách tính lợi nhuận sau thuế như thế nào? Cùng Open End giải đáp thắc mắc trên qua bài viết dưới dây.
Lợi nhuận sau thuế (lợi nhuận ròng) là số tiền còn lại sau khi lấy tổng doanh thu – tổng chi phí bỏ ra để thực hiện việc sản xuất – Thuế thu nhập doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế càng cao thì càng chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động tốt, mang lại lợi nhuận càng lớn cho các cổ đông. Đây cũng là chỉ số để đánh giá một doanh nghiệp đang kiểm soát chi phí của mình có tốt hay không. Lợi nhuận ròng sau thuế có tên gọi tiếng Anh là Profit After Tax, ký hiệu: PAT.
Ý nghĩa lợi nhuận sau thuế
Việc xác định lợi nhuận sau thuế có ý nghĩa quan trọng với bất kỳ doanh nghiệp nào vì:
– Lợi nhuận ròng chính là thước đo xác định doanh nghiệp đó đang kinh doanh có lãi hay lỗ hay hòa vốn. Các nhà quản lý của doanh nghiệp sẽ dựa vào con số tài chính này để tìm ra phương án cải thiện kết quả kinh doanh hoặc phát huy các chính sách kinh doanh mang lại hiệu quả tốt.
– Các cổ đông có thể phân tích lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp để đưa ra quyết định có nên tiếp tục đầu tư vào doanh nghiệp đó hay không.
– Nếu lợi nhuận ròng tăng liên tục thì điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động rất tốt. Ngoài ra, khi so sánh lợi nhuận ròng với con số trung bình trên thị trường, doanh nghiệp có thể nghiên cứu và đưa ra chiến lược kinh doanh trong tương lai.
– Lợi nhuận ròng cũng là cơ sở quan trọng xác định việc gọi vốn đầu tư của doanh nghiệp có thành công hay không. Các nhà đầu tư sẽ dựa vào con số này để cân nhắc trước khi rót vốn đầu tư.
– Đối với doanh nghiệp lớn, lợi nhuận sau thuế là con số rất quan trọng vì nó chính là nguồn thu nhập của các cổ đông.
– Lưu ý: Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp không phải toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp đó kiếm được. Trong báo cáo thu nhập sẽ bao gồm nhiều khoản chi phí không sử dụng đến tiền mặt (khấu hao, khấu trừ dần). Vì vậy, để nắm được doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu tiền mặt cần phải xem báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế
Thông qua ví dụ trên có thể thấy các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế là tổng chi phí và tiền thuế. Nếu tổng chi phí giảm, mức thuế giảm thì lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp sẽ càng cao.
Tuy nhiên, mức thuế thu nhập doanh nghiệp do Nhà nước quy định chung và thường chỉ được điều chỉnh trong một số trường hợp đặc biệt. Ví dụ, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 92/2021/NĐ-CP hướng dẫn chính sách miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch bệnh. Theo đó tại Khoản 2, Điều 1, Nghị định 92/2021/NĐ-CP có nêu rõ: “Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021 đối với trường hợp doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này, có doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2021 không quá 200 tỷ đồng và doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2021 giảm so với doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2019…”
Như vậy để tăng lãi ròng thì doanh nghiệp phải giảm tối đa chi phí vận hành doanh nghiệp, chi phí sản xuất, kinh doanh… Tuy nhiên, nếu việc này ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm hoặc hiệu quả lao động thì doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ra quyết định. Thay vào đó, hãy tìm cách để tăng doanh thu như nâng cao năng lực sản xuất, tăng thời gian làm việc của lao động, mở rộng quy mô của doanh nghiệp…
Công thức tính lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận sau thuế được tính bằng công thức sau:
Lợi nhuận sau thuế = Tổng doanh thu – Tổng chi phí – Thuế thu nhập doanh nghiệp |
Trong đó:
– Tổng doanh thu: Là số tiền doanh nghiệp thu được từ hoạt động kinh doanh của mình tính trong một năm tài chính. Tổng doanh thu được tính bằng cách nhân giá của hàng hóa với số lượng sản phẩm được bán ra.
– Tổng chi phí: Là khoản tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh như: Giá nguyên liệu, chi phí thuê lao động, thuê kho, bãi, chi phí vận hành doanh nghiệp… Tổng chi phí được tính bằng tổng chi phí sản xuất kinh doanh + chi phí tài chính + các chi phí khác.
– Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp (thu nhập từ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định của pháp luật). Căn cứ Điều 10, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thường là 20% (trừ các đối tượng được ưu đãi về thuế suất theo quy định). Ngoài ra, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
Ví dụ: Doanh nghiệp A có doanh thu là 800 triệu đồng/tháng. Tổng chi phí bỏ ra để mua nguyên vật liệu, thuê nhân công, thuê kho, bãi… là 250 triệu đồng. Mức thuế suất áp dụng với doanh nghiệp A là 20%.
Áp dụng công thức trên, ta có:
Lợi nhuận sau thuế = 800.000.000 – 250.000.000 – (20% x 800.000.000) = 390.000.000 (đồng)
Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End
🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM
🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
☎️ Hotline: 0938.603.496
📩 Email: info@openend.vn
Website: OpenEnd.vn
xem thêm bài : mô hình kinh doanh B2B