Tìm hiểu trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp

Xu hướng đối với các thương hiệu lớn hiện nay đó là bên cạnh việc phát triển về quy mô, tối ưu hoá lợi nhuận,… thì các doanh nghiệp còn tham gia các hoạt động trách nhiệm xã hội (CSR) để đạt tới sự phát triển bền vững. Vậy trách nhiệm xã hội là gì? Làm thế nào để thực hiện được trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp? Cùng Open End tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì?

Thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR) là thuật ngữ đề cập đến những hành động và chính sách của doanh nghiệp – nhằm mục đích mang lại ảnh hưởng tích cực đến xã hội, bên cạnh việc tối đa hóa lợi nhuận.

Một số mục tiêu CSR phổ biến hiện nay chúng ta có thể kể đến như: 

  • Giảm thiểu tác động đến môi trường
  • Nâng cao tinh thần tự nguyện của nhân viên
  • Quyên góp cho các tổ chức từ thiện…

Chính sách xã hội của doanh nghiệp sẽ từng bước giúp doanh nghiệp hình thành ý thức trách nhiệm với xã hội – bao gồm với chính mình, các bên đối tác liên quan và cả với công chúng.

Bằng việc thực thi trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp sẽ nhận thức sâu sắc hơn tác động của mình đối với tất cả các khía cạnh của xã hội – từ kinh tế, xã hội và môi trường.

Thông qua các hoạt động từ thiện và chiến dịch tình nguyện, doanh nghiệp không những đang đóng góp lợi ích cho xã hội – mà đây còn có cơ hội quảng bá và xây dựng thương hiệu cho chính mình.

Vai trò của trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp

Nhiều công ty hiện nay luôn coi trọng CSR khi xây dựng hình ảnh thương hiệu. Bởi khách hàng ngày này thường sẽ ưu tiên tin dùng sản phẩm cũng như dịch vụ của những doanh nghiệp có danh tiếng xã hội tốt hơn. Chính bởi lý do đó mà CSR chính là một trong những nhân tố tối quan trọng trong mọi hoạt động quan hệ công chúng của doanh nghiệp.

Katie Schmidt – người sáng lập và nhà thiết kế chính của hàng thời trang Passion Lillie đã chia sẻ về lợi ích to lớn khi áp dụng CSR trên Business News Daily: “Nhận thức của công chúng về doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với thành công lâu dài. Hình ảnh thương hiệu tích cực chính là một trong những nền tảng quan trọng để tạo dựng tên tuổi cho công ty.”

trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp

Dưới đây chính là 6 lợi ích của trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp:

• Cải thiện hình ảnh thương hiệu: Khi khách hàng nhìn thấy những bằng chứng về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội, họ thường sẽ có xu hướng phản ứng tích cực với thông điệp quảng bá của doanh nghiệp hơn. Cùng với đó sự trung thành của khách hàng sẽ được nâng cao, doanh số bán hàng cũng sẽ không ngừng gia tăng. Một công ty hay thương hiệu có trách nhiệm cao với xã hội sẽ giúp khách hàng dễ dàng tin tưởng lựa chọn sản phẩm đó giữa hằng hà sa số những lựa chọn khác trên thị trường. 

• Tiết kiệm chi phí hoạt động: Việc đầu tư tối ưu quy trình vận hành sẽ giúp công ty tiết kiệm chi phí hoạt động. Đồng thời nhờ vậy họ cũng sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực đến môi trường. 

• Thúc đẩy tinh thần của nhân viên: Khi doanh nghiệp thể hiện hành vi đạo đức và tinh thần trách nhiệm với xã hội. Điều này sẽ khiến có động lực để hành động tương tự theo chuẩn mực hành vi chung. Tinh thần cam kết và sự gắn bó với doanh nghiệp gia tăng. Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cũng sẽ giảm đi đáng kể. 

• Tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn: Trong thực tế các nhà đầu tư thường có thiện cảm và sẵn sàng hỗ trợ, đầu tư những doanh nghiệp có chính sách CSR toàn diện hơn.  

• Giảm bớt gánh nặng pháp lý: Nhờ có trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) mà nền tảng mối quan hệ với các cơ quan pháp lý trở nên bền chặt. Nhờ đó, những chính sách này sẽ làm giảm bớt gánh nặng quản lý cho doanh nghiệp.

Các khía cạnh trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Thông thường để lên kế hoạch cũng như triển khai các hoạt động CSR doanh nghiệp thường tập trung thực hiện 4 hạng mục sau: 

#1 Bảo vệ môi trường

Môi trường là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhiều doanh nghiệp khi thiết kế hoạt động CSR. Dù doanh nghiệp có quy mô lớn nhỏ ra sao, hoạt động sản xuất đều ít nhiều sản sinh ra chất thải bao gồm rác, khói bụi, nước xả thải… Chính bởi vậy việc giảm bớt lượng chất thải này có ý nghĩa rất to lớn đối với hình ảnh xã hội của doanh nghiệp.

#2. Hoạt động từ thiện

Nhiều doanh nghiệp đã thực hiện trách nhiệm xã hội của mình thông qua các hoạt động thiện nguyện. Họ có thể tiến hành quyên góp tiền, sản phẩm hoặc dịch vụ cho các tổ chức phi lợi nhuận và tổ chức xã hội. Với những doanh nghiệp lớn, tiềm lực tài chính dồi dào nên có nhiều lợi thế hơn khi đóng góp cho các tổ chức từ thiện và chương trình cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, một doanh nghiệp nhỏ cũng đủ khả năng tự xây dựng thương hiệu cho chính mình dưới nhiều hình thức như qua tiền bạc, thời gian, các sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp. 

#3. Sử dụng lao động có đạo đức

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ được thực hiện thông qua việc sử dụng lao động có đạo đức. Việc công ty đối xử công bằng, đạo đức với các nhân viên qua chế độ lương thưởng, bảo hiểm xã hội, giờ làm việc phù hợp,… sẽ thể hiện được tinh thần trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội. Điều này sẽ có ý nghĩa quan trọng với những tập đoàn lớn, có quy mô hoạt động tại nhiều quốc gia trên thế giới. 

#4. Công việc tình nguyện

Công ty cùng nhân viên tham gia vào các chương trình tình nguyện tại địa phương cũng chính là một trong những cách thể hiện được sự chân thành của công ty. Bằng cách “cho đi” mà không đòi hỏi “nhận lại”, doanh nghiệp thể hiện rõ ràng nhất sự quan tâm và ủng hộ với những vấn đề xã hội.

trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp

Phương pháp giúp đảm bảo trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội

Không cần có nguồn ngân sách dồi dào, tiềm lực tài chính vững chắc các công ty khởi nghiệp vẫn có thể nỗ lực tạo ra sự thay đổi trong cộng đồng xã hội thông qua cách thức phù hợp. 

Với kim chỉ nam là từng nỗ lực nhỏ cộng lại sẽ dần tạo nên sự khác biệt, các doanh nghiệp có thể tập trung lên kế hoạch quyên góp cho cộng đồng, địa phương của mình trước. Sau đó mới mở rộng ra phạm vi hoạt động lớn hơn nếu có đủ điều kiện và khả năng. 

Trong quá trình lên kế hoạch khởi xướng các hoạt động CSR, doanh nghiệp đừng quên tạo điều kiện cho nhân viên cùng tham gia vào quá trình ra quyết định. Bên cạnh đó, tốt nhất là mỗi doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng một đội ngũ nội bộ. Họ sẽ phụ trách quản lý những hoạt động liên quan đến doanh nghiệp và người lao động trong lĩnh vực này.

Ta dễ dàng nhận thấy việc doanh nghiệp đáp ứng mối quan tâm của nhân viên chính là nền tảng giúp củng cố sự gắn bó của họ với tổ chức – cũng như gia tăng tỷ lệ thành công của dự án, kế hoạch dài hạn. Một khi nhân viên được tham gia vào quá trình ra quyết định, doanh nghiệp đã tạo ra một môi trường làm việc minh bạch, an toàn và hỗ trợ lợi ích của người lao động ở mức tối ưu nhất.

Nếu những chính sách CSR chỉ được bàn luận trong những cuộc họp riêng tư, nhân viên sẽ thắc mắc liệu doanh nghiệp có sự cam kết nào không và liệu rằng những khoản quyên góp sẽ đi về đâu. Vì vậy, hãy tạo điều kiện để nhân viên cũng như người tiêu dùng) tham gia vào xuyên suốt mọi quá trình để họ cảm thấy bản thân cũng có tiếng nói.

Ngoài ra, người tiêu dùng xứng đáng được chia sẻ những cảm xúc tốt đẹp khi doanh nghiệp làm những điều đúng đắn, có trách nhiệm với xã hội. Khảo sát đã phát hiện ra rằng, khách hàng có xu hướng mua sản phẩm hướng tới sự phát triển bền vững, hơn là một sản phẩm thay thế thông thường. Như vậy việc công bố rộng rãi  những lợi ích trên sẽ đảm bảo đôi bên cùng trong khía cạnh thương mại cũng như phát triển bền vững.


Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM

🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

☎️ Hotline: 0938.603.496

📩 Email: info@openend.vn

Website: OpenEnd.vn

xem thêm bài : tư vấn doanh nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *