Tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm trong kinh doanh

Chất lượng sản phẩm được biết đến là một trong những thước đo quan trong, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Đồng thời, nó còn được coi là chuẩn mực trong quan hệ kinh tế thương mại, giao dịch giữa các bên. Nhất là khi thị trường ngày càng cạnh tranh, người tiêu dùng đang dần trở nên khắt khe hơn trong các sự lựa chọn mua sắm của mình.

Vì vậy, chất lượng sản phẩm không chỉ là yếu tố được doanh nghiệp sản xuất, người bán hàng mà cả người tiêu dùng cũng quan tâm đến hàng đầu. Vậy chất lượng sản phẩm là gì? Chất lượng sản phẩm quan trọng như thế nào? Cùng Open End tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

chất lượng sản phẩm trong kinh doanh

Chất lượng sản phẩm là gì?

Khi mua sắm, lựa chọn bất kỳ một sản phẩm nào đó chúng ta thường lấy chất lượng làm tiêu chí để đánh giá và đưa ra quyết định. Đương nhiên, kèm theo đó còn là rất nhiều tiêu chí khác như giá thành, kiểu dáng, dịch vụ, mức độ uy tín của thương hiệu,… Nhưng chất lượng vẫn luôn là yếu tố chủ chốt, ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định mua sắm. Chúng ta thường đánh giá sản phẩm này tốt hay không tốt dựa vào những giá trị rất chung chung như chất liệu, tính năng. 

Nhưng trên thực tế, chất lượng sản phẩm lại là một khái niệm khá trừu tượng và theo tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế – ISO thì chất lượng sản phẩm là một tập hợp bao gồm toàn bộ các tính chất, đặc điểm của sản phẩm có khả năng thỏa mãn các nhu cầu đã có hoặc tiềm ẩn.

Như vậy, chất lượng của sản phẩm không đơn thuần chỉ là chất liệu hay tính năng mà còn là nhiều giá trị khác. Những điều này sẽ giúp phản ánh toàn bộ các thuộc tính riêng thuộc về sản phẩm. Nó có thể được xác định bằng những thông số, đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn hoặc đo lường bằng các kỹ thuật hiện có.

Ngoài ra, khái niệm này còn được hiểu trên nhiều phương diện khác nhau:

1.    Quan điểm siêu việt về chất lượng: Là sự tuyệt hảo của sản phẩm khi so sánh với các sản phẩm cùng loại khác.

2.    Quan niệm chất lượng hướng theo người sản xuất: Là sự phù hợp và kết quả đạt được của sản phẩm so với những tiêu chí yêu cầu, hệ thống đánh giá đã có từ trước đó.
3.    Quan niệm chất lượng theo hướng sản phẩm: Là tập hợp các thuộc tính phản ánh rõ nét nhất về tính năng, đặc trưng của sản phẩm.
4.    Quan niệm chất lượng theo thị trường: Là sự phù hợp về nhu cầu, mục đích và mong muốn của người tiêu dùng. Ngoài ra, quan điểm này còn liên quan đến cả những đánh giá về giá thành.

Đặc điểm của chất lượng sản phẩm

Là một khái niệm thuộc phạm trù trừu tượng, thế nhưng chất lượng sản phẩm vẫn có những đặc điểm rất riêng biệt. Dù được cấu tạo thành từ nhiều thành tố khác nhau, song hành với đó là những giá trị khác biệt. Nhưng khi nghiên cứu chuyên sâu thì sẽ thấy chúng vẫn sẽ có những điểm chung nhất định. Đặc điểm của chất lượng sản phẩm cũng là những điều giúp chúng ta hiểu rõ hơn về khái niệm này.

Thứ nhất: Chất lượng sản phẩm thuộc về phạm trù kinh tế, xã hội và kỹ thuật. Nó được thể hiện thông qua một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá cụ thể.

Thứ hai: Chất lượng sản phẩm tương đối được hiểu là chất lượng có sự thay đổi theo không gian và thời gian. Có thể chất lượng ở giai đoạn này được đánh giá cao nhưng khi chuyển đổi sang giai đoạn khác hoặc thị trường khác thì chưa chắc đã được vậy. Đây là đặc điểm mà các nhà sản xuất cần nắm chắc để kịp thời thay đổi, “nâng cấp” chất lượng theo không gian và thời gian.

Thứ ba: Chất lượng sản phẩm chỉ phù hợp với từng thị trường – phân đoạn cụ thể, do chúng được nghiên cứu dựa trên nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng trên đoạn thị trường đó. Vì vậy, khi đưa vào phân đoạn mới cần phải đánh giá và nghiên cứu lại.

Thứ tư: Chất lượng sản phẩm vừa mang tính trừu tượng vừa mang tính cụ thể, trừu tượng ở chỗ nó thể hiện cho sự phù hợp, phản ánh các thuộc tính thuộc về nhận thức của người tiêu dùng. Cụ thể ở chỗ, nó được đánh giá thông qua các thông số kinh tế kỹ thuật. Tất cả được đánh giá một cách khách quan nhất, đảm bảo về các yếu cầu sản xuất, thiết kế.

dac diem chung cua chat luong san pham scaled

Chất lượng sản phẩm quan trọng như thế nào?

Dù là trừu tượng hay cụ thể, chúng ta đều biết rằng chất lượng sản phẩm luôn là một yếu tố quan trọng. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm quan trọng như thế nào thì không phải ai cũng có thể giải thích rõ ràng được. Trong mội trường nền kinh tế hội nhập, công nghệ phát triển đã biến cạnh tranh trở thành một phần tất yếu. Các doanh nghiệp buộc phải khai thác, tìm kiếm và phát triển các ưu thế thuộc về riêng mình. Chỉ có như vậy thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển bền vững.

Theo đó, chất lượng sản phẩm đã trở thành một chiến lược quan trọng giúp nâng cao sức cạnh tranh cho mọi doanh nghiệp, công ty. Xu hướng toàn cầu hóa, thị trường mở rộng nên người tiêu dùng có quyền lựa chọn sản phẩm, nhà sản xuất, cung ứng một cách rộng rãi hơn.

Điều này khiến các yếu cầu về chất lượng hàng hóa, dịch vụ cả trong và ngoài nước ngày càng trở nên khắt khe hơn. Vì vậy, ngoài sự khác biệt hóa, lợi thế giá thấp thì chất lượng sản phẩm trở thành yếu tố quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp điều này được thể hiện rõ nét thông qua những khía cạnh như sau:

  • •    Chất lượng sản phẩm sẽ tạo ra sức hấp dẫn, lý do thuyết phục chủ chốt đến quyết định mua sắm của khách hàng.
    •    Chất lượng sản phẩm sẽ là cơ sở tiền đề giúp tăng giá trị sản phẩm, thương hiệu và mức độ uy tín của doanh nghiệp.
    •    Chất lượng sản phẩm là cơ sở cho sự phát triển, mở rộng thị trường theo hướng lâu dài.
    •    Nâng cao chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với việc tăng năng suất lao động, tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội.
    •    Nâng cao chất lượng sản phẩm mang đến những giải pháp tốt nhất cho người tiêu dùng, từ đó giúp họ tiết kiệm được công sức, thời gian cho việc giải quyết các vấn đề của mình.
    •    Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ trở thành động lực thúc đẩy cho quá trình giao lưu, hội nhập nền các nền kinh tế trên thế giới. Mở ra các cơ hội phát triển tiềm năng cho doanh nghiệp.

Trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm

Với vai trò đặc biệt quan trọng như trên, đảm bảo chất lượng sản phẩm trở thành một nhiệm vụ hàng đầu đối với mọi doanh nghiệp. Hơn thế, sản phẩm được cung ứng ra thị trường tiêu dùng sẽ trở thành những công cụ, giải pháp hữu ích cho khách hàng. Vì vậy, mọi thứ đều cần phải có sự kiểm soát, đánh giá và đo lường chặt chẽ. Vậy trách nhiệm đảo bảo chất lượng sản phẩm sẽ thuộc về những ai?

Trách nhiệm đối với người sản xuất: Phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện, tiêu chí đánh giá nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm. Nghiên cứu chuyên sâu, kiểm tra kỹ lưỡng trước khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu dùng. Người sản xuất sẽ phải chịu trách nhiệm về chất lượng đối với các sản phẩm do mình làm ra. Nếu sản phẩm gặp vấn đề phải kịp thời xử lý, thu hồi và thông báo cho các bên liên quan.

Trách nhiệm đối với người xuất khẩu: Cần tuân thủ các kỹ thuật tương đương như trong quá trình sản xuất. Đảm bảo đầy đủ các điều kiện về chất lượng sản phẩm khi xuất khẩu. Đặc biệt hàng hóa xuất khẩu phải phù hợp với pháp luật của Nhà nước nhập khẩu hoặc các điều kiện riêng biệt theo yêu cầu. Thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp trước thị trường quốc tế và bảo vệ được những giá trị của mình.

Trách nhiệm đối với người nhập khẩu: Đảm bảo đầy đủ các điều kiện, yêu cầu về hàng hóa nhập khẩu. Tổ chức, kiểm soát chặt chẽ quá trình vận chuyển hàng hóa, lưu trữ, bảo quản. Đánh giá nghiêm ngặt chất lượng hàng hóa khi được nhập khẩu về, ngưng nhập khẩu và thông báo cho các bên liên quan nếu có bất cập xảy ra.

Trách nhiệm đối với người bán hàng: Đây là khâu mang hàng hóa trực tiếp ra thị trường, tiến hành các giao dịch với người tiêu dùng. Vì vậy, người bán hàng phải tuân thủ các yêu cầu về đảm bảo chất lượng sản phẩm khi lưu thông trên thị trường. Áp dụng các giải pháp bảo quản, duy trì chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình bán hàng. Cung cấp các thông tin cần thiết về bảo quản, nguy cơ mất an toàn về chất lượng sản phẩm cho người mua. Thu hồi, xử lý các sản phẩm không đạt chất lượng và tiến hành bồi thường khi cần thiết.

Trách nhiệm đối với người tiêu dùng: Đảm bảo các điều kiện, hướng dẫn sử dụng để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình mua sắm để phát hiện ra các nguy cơ gây mất an toàn, nguy hiểm.

chất lượng sản phẩm trong kinh doanh

Các tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm

Như đã đề cập đến, chất lượng sản phẩm dù được đánh giá dựa trên góc độ nào thì đều sẽ có những tiêu chí riêng biệt. Ngay cả đối với người tiêu dùng, khi mua sắm họ có thể chỉ đánh giá chất lượng sản phẩm dựa vào chất liệu, kiểu dáng, tính năng,… thì đây cũng được xem là những tiêu chí cụ thể.

Tất cả những đánh giá, nhận định cuối cùng đều sẽ được dựa theo một hệ thống các tiêu chí. Hơn thế, chất lượng sản phẩm còn phụ thuộc vào nhiều điều khác nhau như yêu cầu của thị trường, quy định của Nhà nước, trình độ phát triển của khoa học – kỹ thuật.

Trong đó, yêu cầu của thị trường chính là nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng. Nhu cầu, mong muốn được xem xét ở đây bao gồm cả hiện tại lẫn tương lai, chưa kể đến các thị trường mới mà doanh nghiệp đang có định hướng thâm nhập. Ngoài ra, những điều trên còn phải phụ thuộc vào khả năng sản xuất của các doanh nghiệp. Với sự tác động hai chiều này sẽ hình thành nên chất lượng của sản phẩm – giá trị cuối cùng mà chúng ta nhận được. Căn cứ vào các văn bản lưu hành hiện nay, sẽ có 8 tiếu chí đánh giá về chất lượng sản phẩm.

1.    Tính năng hoạt động (Performance)
2.    Đặc tính (Features)
3.    Độ tin cậy (Reliability)
4.    Phù hợp (Conformance)
5.    Độ bền (Durability)
6.    Khả năng dịch vụ (Servicebility)
7.    Thẩm mỹ (Aesthetic)
8.    Chất lượng được cảm nhận (Perceived quality)

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

Để tạo nên chất lượng sản phẩm sẽ được cấu tạo từ nhiều thành tố khác nhau, tuy nhiên không phải lúc nào những giá trị cuối cùng cũng đúng với kỳ vọng của doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm như đã nói không phải là giá trị tuyệt đối, nó vẫn sẽ bị thay đổi theo không gian và thời gian. Chưa kể những giá trị này còn chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố liên quan khác nhau. Hơn thế, thực tế các doanh nghiệp sẽ không có biện pháp tiêu chuẩn để luôn đảm bảo 100% về chất lượng sản phẩm.

Chất lượng của sản phẩm được áp dụng đồng bộ cho cả dây chuyền, nhưng về cơ bản chất lượng tối thiểu được tuân thủ bởi các nhà sản xuất. Việc bảo trì cũng trở thành một nhiệm vụ hàng đầu, nhằm đảm bảo cho việc duy trì chất lượng sản phẩm cung cấp cho khách hàng. Trong suốt quá trình sản xuất, bảo trì các doanh nghiệp cần phải lưu ý đến các yếu tố ảnh hưởng dưới đây:

+ Nhóm các yếu tố bên ngoài:
•    Nhu cầu của nền kinh tế: Bao gồm sự đòi hỏi của thị trường, trình độ kinh tế, trình độ sản xuất và chính sách kinh tế.
•    Sự phát triển của khoa học – kỹ thuật.
•    Hiệu lực của cơ chế quản lý kinh tế.

+ Nhóm các yếu tố bên trong: Được thể hiện bằng quy tắc 4M.
•    Con người (Men)
•    Phương pháp, công nghệ (Methods)
•    Máy móc, thiết bị (Machines)
•    Nguyên vật liệu (Materials)

Quy trình quản lý chất lượng sản phẩm

Trong sản xuất, kinh doanh mọi doanh nghiệp đều cần phải xây dựng thành công cho mình một quy trình quản lý chất lượng sản phẩm. Điều này giúp đảm bảo các chỉ tiêu đánh giá được áp dụng đồng bộ, đảm bảo không đưa các sản phẩm bị lỗi ra thị trường. Nếu điều này xảy ra nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu, khi việc tiêu thu hàng hóa bị ngưng trệ do chất lượng không được đảm bảo đúng cam kết.

Quy trình quản lý chất lượng sản phẩm sẽ bao gồm các giai đoạn được tiến hành thông suốt với nhau. Một quy trình tốt, hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế phải đối mặt với các rủi ro như sản phẩm bị thu hồi, bồi thường thiệt hại,… Nhất là khi yêu cầu, mong muốn về chất lượng sản phẩm của khách hàng ngày càng tăng cao. Cùng với đó, doanh nghiệp còn nhập được những lợi ích lớn lao như duy trì hoặc cải thiện vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, duy trì nguồn khách hàng thường xuyên, giảm rủi hàng kém chất lượng,…

Trong đó, doanh nghiệp cần phải đảm bảo 4 bước trong quy trình này.

•    Bước 1: Hoạch định chất lượng
•    Bước 2: Đảm bảo chất lượng
•    Bước 3: Kiểm soát chất lượng
•    Bước 4: Cải tiến chất lượng


Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM

🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

☎️ Hotline: 0938.603.496

📩 Email: info@openend.vn

Website: OpenEnd.vn

xem thêm bài : tư vấn xây dựng thương hiệu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *