Khởi nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng, theo quá trình đào thải thì cứ 10 starup sẽ có 7 – 8 doanh nghiệp bị thất bại trong giai đoạn khởi nghiệp. Việc xây dựng và phát triển từ một công ty khởi nghiệp hoặc công ty tầm trung thành một công ty với quy mô lớn hơn là một quá trình chuyển đổi đầy thách thức. Ngay cả những nhà điều hành giàu kinh nghiệm cũng mắc phải sai lầm khi mở rộng quy mô. Tuy nhiên nếu nhìn nhận và vượt qua các rào cản này càng nhanh thì khản năng thất bại của doanh nghiệp sẽ càng nhỏ.
Cùng Open End tìm hiểu nguyên nhân doanh nghiệp vẫn thất bại dù đã qua giai đoạn khởi nghiệp qua bài viết dưới đây.
Mở rộng quy mô quá nhanh – Sai lầm phổ biến
Một trong những sai lầm phổ biến nhất của các công ty trong giai đoạn khởi nghiệp là họ mở rộng quy mô quá sớm. Sau khi có được một tệp khách hàng, họ tin rằng mình đã phù hợp và có chỗ đứng trên thị trường.
Mặc dù sự phấn khích khi bước đầu thành công là điều dễ hiểu. Nhưng người lãnh đạo thực sự phải xác định mô hình kinh doanh của mình trước khi mở rộng quy mô. Vì ngay cả khi doanh nghiệp đã có nhiều hơn một tệp khách hàng thì vẫn cần phải tạo được sức hút trên thị trường chính.
Một điều mà các nhà quản trị cần nhận ra rằng những khách hàng đầu tiên chọn sản phẩm của doanh nghiệp (dù bạn là một công ty mới trên thị trường) thường là những người thích trải nghiệm những điều mới. Nhưng sau đó, doanh nghiệp cần tiếp cận số đông.
Đa số hành vi người mua là rất khác nhau và khoảng cách khác biệt giữa họ có thể khó thu hẹp. Đây là điểm mà khiến hầu hết các công ty gặp khó khăn, thậm chí đi xuống hoàn toàn. Đảm bảo kiểm tra kỹ lưỡng sản phẩm phù hợp với thị trường. Và cần phải biết biết chính xác khách hàng mục tiêu của mình là ai.
Ngoài ra, phải có sự chuẩn bị thích hợp và chiến lược cụ thể. Mở rộng quy mô đồng nghĩa với việc chi phí tăng thêm. Nhiều nhân viên hơn, nhiều cơ sở hạ tầng hơn, quy trình phức tạp hơn. Nhà lãnh đạo đã chuẩn bị kỹ để giải quyết chúng? Nếu không, doanh nghiệp sẽ phải trả giá đắt.
Thiếu sự tập trung và tính liên kết
Khi doanh nghiệp có được nhiều sức hút hơn, các quyết định cần đưa ra càng trở nên phức tạp hơn. Áp lực này có thể khiến người lãnh đạo đưa ra những quyết định sai lầm, ảnh hưởng đến tiềm năng thành công và thậm chí phải lùi bước. Nhiều công ty chết vì thừa cơ hội hơn là thiếu nó. Để tránh căng thẳng quá mức và hoạt động thiếu tổ chức, người lãnh đạo cần biết trọng tâm của doanh nghiệp là gì.
Đừng điên cuồng cố gắng thêm các tính năng hay cho ra nhiều sản phẩm mới khi doanh nghiệp đã có được sản phẩm phù hợp với thị trường. Điều quan trọng là phải làm một việc nhất định tốt hơn bất kỳ ai khác trước khi bắt đầu tạo ra những thứ mới.
Doanh nghiệp cũng cần có các mục tiêu và chỉ số phù hợp. Và những mục tiêu này cần phải rõ ràng và minh bạch đối với thành viên trong công ty. Bởi vì nếu không có sự liên kết và tập trung, tăng trưởng tuy nhanh nhưng sẽ không bền vững. Trò chuyện hàng ngày cũng là một phương pháp giúp người quản lý và thành viên trong công ty duy trì sự liên kết. Đây là cuộc họp kéo dài 5-15 phút để thảo luận về chiến thuật và cập nhật thông tin trong công việc.
Tuyển dụng vội vàng, sơ sài
Tuyển dụng vội vàng chỉ vì công ty đang cần nhân lực để đáp ứng nhu cầu. Đây là sai lầm phố biến khác mà các công ty hậu khởi nghiệp thường mắc phải. Kết quả là họ thuê phải những nhân viên không phù hợp với văn hoá của doanh nghiệp. Từ quan điểm cá nhân, tầm nhìn đến cách làm việc. Các nhân viên này tạo ra những thói quen xấu và làm giảm năng suất của các nhân viên khác.
Nếu doanh nghiệp muốn tuyển thêm nhân viên, người quản lý cần dành nhiều thời gian hơn để chọn lọc các ứng viên và đào tạo họ. Tuyển dụng nhân sự là một công việc không thể làm sơ sài. Càng cố gắng đẩy nhanh tốc độ thì ứng viên nhận được chất lượng sẽ càng thấp.
Đừng thuê quá nhiều quản lý cấp trung hay chuyên gia trong giai đoạn này vì điều này làm mất đi năng lực cốt lõi của người lãnh đạo. Nó cũng khiến doanh nghiệp dễ bị cố gắng mở rộng quy mô ở các lĩnh vực khác quá nhanh. Một nhóm nhỏ, đầy động lực và năng suất cao sẽ tốt hơn một nhóm uể oải, tinh thần kém.
Không đặt mục tiêu dài hạn
Mục tiêu cung cấp định hướng và giúp doanh nghiệp đi đúng hướng trong các hoạt động hàng ngày. Mặc dù hầu hết các công ty nhỏ và vừa đều đặt ra các mục tiêu ngắn hạn (hàng tháng, hàng quý, hàng năm và có thể cả mục tiêu từ 2 đến 5 năm) để đo lường sự tiến bộ của mình, họ thường không xác định được những mục tiêu dài hạn. Nếu không xác định rõ mục tiêu dài hạn, các mục tiêu ngắn hạn có thể trở nên sai lầm. Bỏ qua việc thiết lập mục tiêu dài hạn là một trong những lý do khiến doanh nghiệp thất bại.
Tập trung vào marketing quá ít hoặc quá muộn
Một trong những lý do nhiều doanh nghiệp thất bại là họ cho rằng tiếp thị là không cần thiết và khách hàng sẽ tự tìm thấy họ. Nhiều người tin rằng tiếp thị là một chức năng mà họ không cần quan tâm trong thời gian dài. Và họ hầu như luôn sử dụng nó như một phương sách cuối cùng để đạt được sức hút. Suy nghĩ rằng doanh nghiệp của mình có thể tăng trưởng một cách tự nhiên là một điều hết sức sai lầm. Và phương thức truyền miệng và tiếp thị trực tiếp không giúp doanh nghiệp nhiều trong việc mở rộng quy mô.
Loại hình marketing phù hợp phụ thuộc vào doanh nghiệp và đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp. Và đó phải là một lựa chọn chiến lược với KPI và ROI rõ ràng, được đo lường kỹ lưỡng.
Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End
🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM
🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
☎️ Hotline: 0938.603.496
📩 Email: info@openend.vn
Website: OpenEnd.vn
xem thêm bài : tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp