tai cau truc doanh nghiep

Trong thời đại 4.0, trước sự thay đổi ngày càng nhanh của thị trường và áp lực hội nhập kinh tế, Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững thì cần phải thích ứng, đón nhận thông tin để xoay mình kịp thời. Đặc điểm chung của các Doanh nghiệp Việt Nam là nhỏ lẻ, vốn đầu tư thấp và ít khả năng cạnh tranh. Chính vì vậy giải pháp duy nhất cho doanh nghiệp thích ứng, hội nhập và phát triển đó chính là TÁI CẤU TRÚC.

VẬY TÁI CẤU TRÚC LÀ GÌ ?

Tái cấu trúc là quá trình tổ chức (re-organize), sắp xếp lại doanh nghiệp dựa trên kết cấu cũ, nhằm tạo ra sức hoạt động tốt hơn cho doanh nghiệp. Mục tiêu chung của tái cấu trúc là giúp doanh nghiệp refresh để hoạt động hiệu quả hơn dựa trên những nền tảng về sứ mệnh, tầm nhìn, định hướng chiến lược trước đó.

Một kế hoạch tái cấu trúc toàn diện thường sẽ bao trùm hầu hết các lĩnh vực như cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, cơ chế quản lý, điều hành; các hoạt động, các quá trình; và các nguồn lực khác của doanh nghiệp. Tái cấu trúc cũng có thể được triển khai cục bộ tại một hay nhiều mảng của doanh nghiệp (tài chính, nhân sự, bán hàng, sản xuất…) nhằm đạt mục tiêu là cải thiện khả năng hoạt động của bộ phận đó.

KHI NÀO CẦN TÁI CẤU TRÚC ?

Khi tổ chức/ doanh nghiệp đang gặp nhiều vấn đề trong cơ cấu, hoạt động khiến hoạt động không hiệu quả; thậm chí trì trệ, đứng trước nguy cơ tan rã, phá sản. Nhiều nguyên do là do vấn đề cơ cấu sai, không hợp lý, kém hiệu quả. Chính vì vậy, việc tái cơ cấu được đặt ra; thậm chí là cấp bách nhất. Cụ thể:

– Tổ chức không xác định nổi chiến lược và kế hoạch.

– Đội ngũ lãnh đạo làm việc không hiệu quả.

– Cơ cấu tài chính chưa phù hợp, chưa chuẩn mực và thiếu các hệ thống, công cụ kiểm soát cần thiết.

– Quản trị nguồn nhân sự yếu kém.

– Sự phối hợp hoạt động trong tổ chức không hiệu quả do cơ cấu chưa hợp lý.

Những dấu hiệu thường gặp cho thấy đã đến lúc một doanh nghiệp cần phải tái cấu trúc:

  • Những biểu hiện rất dễ thấy, như doanh số giảm, thị phần thu hẹp, thất thoát tài sản, hoạt động trì trệ, mất lợi thế cạnh tranh, mất kiểm soát nhiều mặt…
  • Những biểu hiện liên quan trực tiếp đến kết quả kinh doanh, như sự phối hợp kém giữa các bộ phận, chính sách kinh doanh không rõ ràng, chất lượng sản phẩm không ổn định, các hoạt động tiếp thị, bán hàng kém hiệu quả; khách hàng khiếu nại nhiều hoặc không thấy có khiếu nại gì, nhưng cứ lần lượt bỏ đi; công nợ nhiều, tồn kho cao…
  • Những biểu hiện không liên quan trực tiếp, nhưng có ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả kinh doanh như cán bộ, nhân viên (kể cả nhân viên văn phòng) làm việc không có mục tiêu rõ ràng; cấp quản lý bị cuốn vào giải quyết sự vụ, lặt vặt; quản lý cấp cao thụ động, nhân sự thay đổi liên tục hay “ổn định” theo kiểu chỉ toàn người cũ; cơ chế phân quyền kém, mọi việc đều do ông chủ quyết định…
  • Những “triệu chứng” rất khó phát hiện vì chỉ nằm ở tầng cao, không thấy dính dáng mấy đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng ngày. Đó là sự thiếu vắng các cuộc họp cấp cao bàn về quản trị chiến lược; doanh nghiệp không có triết lý kinh doanh, không xây dựng và truyền đạt sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, văn hóa doanh nghiệp; chủ doanh nghiệp không quan tâm đến mục tiêu dài hạn và định hướng phát triển lâu dài mà chỉ nhìn vào những mục tiêu ngắn hạn; các hoạt động của doanh nghiệp chủ yếu đi theo kiểu làm ăn chụp giật; chỉ có chiến thuật, tác nghiệp mà không hề có chiến lược…

Công Ty Cổ Phần Phát Triển Open End mang tới các giải pháp đồng hành cùng Doanh nghiệp tái cấu trúc, xây dựng lại bộ máy hoạt động hiệu quả và phát triển thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.


Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi sẽ giải đáp trong thời gian nhanh nhất. Trân trọng cảm ơn !

  • Email: info@openend.vn
  • Website: www.openend.vn
  • Số điện thoại: 0949.614.666

Open End JSC