So sánh KPIs và OKRs: Giống và khác nhau như thế nào ?

KPIs và OKRs là công cụ quản trị mục tiêu được áp dụng tương đối ở rộng rãi tại các doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam. Đây đều là 2 phương thức quản trị hiệu quả giúpdoanh nghiệp có thể dễ dàng tối ưu hóa hoạt động quản lý và đảm bảo tính chính xác của quy trình đánh giá nhân sự khi thực hiện nhiệm vụ công việc được giao phó.

KPIs và OKRs

KPIs viết đầy đủ là Key Performance Indicator và được hiểu là “Chỉ số đo lường hiệu quả công việc trọng yếu”. Phương pháp KPIs sử dụng để đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên, đội nhóm, dự án, nhiệm vụ,… dựa trên cơ sở thời gian cụ thể.

KPI trong quản trị nhân sự

OKRs có tên đầy đủ là Objective and Key Results, có nghĩa là đó là “mục tiêu và những kết quả then chốt”. OKRs chính là một phương pháp quản lý mục tiêu được các nhà lãnh đạo doanh nghiệp áp dụng rộng rãi hiện nay, phù hợp dành cho các doanh nghiệp nhỏ và cả các doanh nghiệp có nhiều chi nhánh.

OKR và những điều cần biết

Xây dựng và đánh giá OKR như thế nào ?

Những thắc mắc khi triển khai OKR tại doanh nghiệp

Vậy KPIs và OKRs giống và khác nhau như thế nào ? Cùng Open End trả lời câu hỏi này qua bài viết dưới đây.

Giống nhau

Thứ nhất: Cả hai phương pháp quản trị mục tiêu OKRs và KPIs đều có thể áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp với quy mô từ nhỏ đến lớn với mục đích hỗ trợ doanh nghiệp có thể đạt được các mục tiêu, chiến lược mà họ đã đặt ra.

Thứ hai: khi biết cách áp dụng và triển khai triệt để OKRs và KPIs vào hoạt động quản trị, cả hai phương pháp đều có thể đem lại những tác động tích cực, giúp công ty cải thiện năng suất và hiệu quả công việc.

Thứ ba: Khi triển khai KPIs và OKRs, doanh nghiệp phải đảm bảo tính cụ thể và có thể định lượng được (bao gồm con số).

Khác nhau

Thứ nhất: Về tính chất

– Tính chất hoạt động cơ bản của KPIs đó là giúp doanh nghiệp thực hiện đánh giá hiệu suất nhân viên. Đồng thời, doanh nghiệp có thể áp dụng KPIs để đánh giá quy trình, sáng kiến và đo lường khả năng thành công của một dự án, chương trình.

– Mặt khác, OKRs lại là phương pháp thiết lập mục tiêu ngay từ đầu và thúc đẩy các thành viên trong công ty cùng hoàn thành tốt mục tiêu đó. Tính chất cơ bản của OKRs là truyền cảm hứng, tạo động lực cho nhân viên tạo ra kết quả làm việc vượt ra khỏi khả năng của bản thân. OKRs giúp cho nhân viên chủ động làm việc và nâng cao khả năng sáng tạo, đóng góp ý kiến giúp công việc được thực hiện hiệu quả hơn.

Thứ hai: Về cấu trúc

– Cấu trúc của KPIs bao gồm:

+ Số liệu

+ Thời gian chi tiết

+ Nguồn dư liệu: các đầu công việc có tính cố định và có chu kỳ lặp đi lặp lại để nhà quản lý có thể đo lường, đánh giá chinh xác.

+ Báo cáo: Thực hiện báo cáo theo chu kỳ tuần hoặc tháng đối với từng cá nhân, đội nhóm.

– Cấu trúc của OKRs bao gồm:

+ Mục tiêu: mục tiêu kỳ vọng cao hơn so với thực trạng hoạt động hiện tại của doanh nghiệp, đó có thể là những mục tiêu khác biệt, mới mẻ hoàn toàn so với những gì mà công ty đang làm.

+ Kết quả then chốt: Những kết quả này có thể định lượng và đo lường được. Nếu như các kết quả đều đạt được thì sau cùng mục tiêu cũng sẽ thành công.

Thứ ba: Về quy trình thực hiện

– Quy trình thực hiện của KPIs được giao cho nhân viên theo cơ chế “mệnh lệnh”. Điều này buộc nhân viên phải cố gắng hoàn thành KPIs được ban lãnh đạo giao cho trong thời gian bắt buộc ngay cả khi không rõ mình đang làm những công việc này vì lý do cụ thể là gì.

– Còn đối với OKRs, quy trình thực hiện được xây dựng theo 3 bước: dưới lên, trên xuống, chéo sang. Tức là tất cả các thành viên trong tổ chức đều có thể nắm được OKRs của nhau, từ đó nhân sự có thể chủ động xây dựng OKRs của mình, hỗ trợ ban quản lý cấp cao hơn, cùng phối hợp với các nhân viên khác để triển khai OKRs có tác động lẫn nhau một cách hiệu quả.

Nói tóm lại không có công cụ nào là vạn năng. Mức độ hiệu quả khi áp dụng phụ thuộc vào phương pháp triển khai, quyết tâm của Lãnh đạo và sự phối hợp của nhân sự của từng doanh nghiệp.


Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM

🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

☎️ Hotline: 0938.603.496

📩 Email: info@openend.vn

Website: OpenEnd.vn

xem thêm bài : Dịch vụ tư vấn hệ thống nhân sự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *