Quy tắc 10.000 giờ trong quản lý nhân sự

Có rất nhiều nguyên tắc ra đời để quản lý nhân sự hiệu quả trong đó có quy tắc 10.000 giờ trong quản lý nhân sự của Malcolm Gladwell. Vậy quy tắc 10.000 giờ là gì? Làm thế nào để áp dụng quy tắc này trong quản lý nhân sự: Cùng Open End tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Quy tắc 10.000 giờ trong quản lý nhân sự

Tổng quan về quy tắc 10.000 giờ

Lịch sử ra đời 

Quy tắc 10.000 giờ lần đầu tiên được đề cập trong cuốn sách năm 2008 của Malcolm Gladwell. Ông là nhà báo, nhà văn và diễn giả người Canada gốc  Anh nổi tiếng.

Trong cuốn sách này, ông tuyên bố rằng “10.000 giờ là một con số kỳ diệu.” Cụ thể, 10.000 giờ “thực hành có mục đích” là điều kiện tiên quyết để trở thành chuyên gia.

Hầu hết tất cả các nhân vật vĩ đại đều cần phải trải qua giai đoạn này. Nhà thần kinh học Daniel Levitincũng cho biết: “Nhiều nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như âm nhạc, thể thao, kinh tế, công nghệ và thậm chí tội phạm đã chúng minh quy tắc này. Bạn phải lặp đi lặp lại 10.000 giờ liên tục để trở nên thuần thục.”

Định nghĩa quy tắc 10.000 giờ

Quy tắc 10.000 giờ khẳng định chúng ta phải thực hành trung bình 10 năm bao gồm 1000 giờ một năm, 20 giờ một tuần và 3 giờ một ngày để đạt được quy tắc 10.000 giờ. Với lý thuyết trên, nhiều người thường nghĩ rằng ba giờ tập trung làm việc mỗi ngày không phải là một vấn đề lớn.

Nhưng nếu quan sát kỹ hơn, chúng ta có thể thấy tại sao có rất nhiều nhân viên đã làm việc trong nhiều năm nhưng không tiến bộ nhiều. Điều này là do họ đã thành thạo công việc của mình song lại không cố gắng cải thiện kỹ năng hơn nữa.

Yếu tố quan trọng nhất của quy tắc 10.000 giờ là sự thực hành cẩn thận và vươn tới xuất sắc. Khi đó, con số 10.000 giờ sẽ đem đến sự kỳ diện, đảm bảo rằng nhân viên có thể tiến bộ vượt bậc.

Ý nghĩa của quy tắc 10.000 giờ

Thông điệp mà Gladwell muốn truyền tải được hiểu rằng: không phải ai sinh ra cũng đã là thiên tài, họ thành công nhờ nỗ lực của bản thân. Quy tắc này đem đến sự động viên và thúc đẩy tất cả mọi người chăm chỉ, cố gắng cải thiện bản thân mỗi ngày. Vì thế, hiện nay quy tắc 10.000 giờ khá phổ biến trong cả công việc và cuộc sống

Tuy nhiên, cũng không thể phủ định một số ý kiến ​​đánh giá khác về quy tắt này. Trên thực tế, khái niệm 10.000 giờ của Gladwell chủ yếu dựa trên một nghiên cứu năm 1993. Khi đó, ông phát hiện ra rằng những sinh viên vĩ cầm hàng đầu tại Nhạc viện Berlin đã luyện tập trung bình 10.000 giờ khi họ nhỏ hơn 20 tuổi.

Vì sao phải là 10000 giờ?

Tại sao lại là 10.000 giờ mà không phải 9.999 giờ hoặc một số con số khác? Thực ra chúng ta không có câu trả lời chính xác cho vấn đề này.

Bởi lẽ, bản thân tác giả đã lấy con số 10.000 giờ như một sự tượng trưng. Nó được xem như số thời gian tối thiểu mà mỗi người cần luyện tập chăm chỉ để thành công.

Tuy nhiên, không phải ai cũng cần dành ra đến 10.000 giờ hoặc cũng có những người phải cố gắng lâu hơn thế. Con số này chỉ là một mục tiêu mang tính hình mẫu để tạo động lực cho bản thân không ngừng phấn đấu. Vì vậy, mỗi người hoàn toàn có thể linh hoạt thay đổi số giờ/ ngày sao cho phù hợp với hoàn cảnh cá nhân hay để nhanh chóng đạt được mục tiêu.

Quy tắc 10.000 giờ trong quản lý nhân sự

Ứng dụng quy tắc 10.000 trong quản lý nhân sự

Ngày nay, các doanh nghiệp có thể sử dụng quy tắc này nhằm hỗ trợ nhân viên phát triển mục tiêu. Họ sẽ bám đuổi mục tiêu và nâng cao kỹ năng, kiến thức trong công việc. Vậy cách ứng dụng quy tắc 10.000 như thế nào? Hãy tham khảo một số phương pháp sau đây:

Tạo môi trường khuyến khích chia sẻ và lắng nghe

Nhân viên không nên chỉ đến gặp sếp mỗi khi họ gặp khó khăn. Trong suốt quá trình làm việc, họ cần có thêm những cơ hội trao đổi, chia sẻ ý tưởng hay đề xuất về sản phẩm, dịch vụ.

Nhiệm vụ của một nhà quản lý là lắng nghe những ý kiến đó một cách có trách nhiệm và phản hổi có tính xây dựng. Điều này thúc đẩy nhân viên chủ động quan sát và tìm ra giải pháp để cải tiến nút thắt.

Thêm vào đó, người quản lý nên áp dụng nguyên tắc 10000 giờ một cách khéo léo. Chương trình này đẩy mạnh sự tăng trưởng nhờ làm cho công việc của nhân viên trở nên có ý nghĩa, mục tiêu rõ ràng.

Đặt nhân viên vào tình huống cần phát triển

Như đã đề cập ở trên, các hoạt động đào tạo từ việc áp dụng quy tắc 10.000 giờ phải diễn ra trong khu học tập để thực hành theo sát mục tiêu mục tiêu với hiệu quả cao nhất. Vì thế, người quản lý phải quan sát cẩn thận và giao những nhiệm vụ có tính thách thức.

Cách giao việc này không khiến nhân viên cảm thấy áp lực và quá sức mà chỉ thúc đẩy họ bước ra khỏi vùng an toàn. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, họ sẽ phải tìm tòi kiến thức mới, chủ động kết nối và nâng cao kỹ năng xử lý công việc.

Theo dõi và phản hồi 

Nhân viên sẽ không thể phát triển nếu họ không biết hiệu quả công việc và không cảm nhận được sự đóng góp của họ cho doanh nghiệp. Nếu cố gắng đến đâu cũng không thấy được kết quả thì sẽ xảy ra hai trường hợp: hoặc không thể cải thiện hoặc không còn quan tâm đến việc phát triển.

Do đó, các nhà quản lý cần liên tục theo dõi và ghi lại kết quả hoạt động của họ tại các thời điểm khác nhau. Đây là căn cứ cho ban lãnh đạo xem xét và điều chỉnh các hoạt động kịp thời. Nó cũng giúp nhân viên tự đánh giá, rút kinh nghiệm và cải thiện bản thân.

Cùng xây dựng văn hóa học tập

Bộ phận phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp phụ trách việc quản lý nguồn lực cũng như đào tạo và triển khai các chương trình Training. Đặc biệt, các doanh nghiệp đang tham gia xu hướng chuyển đổi số trong đào tạo với việc số hóa nội dung và các khóa học trực tuyến.

Lúc này, việc áp dụng quy tắc 10.000 giờ đem đến những lợi thế vượt trội. Các doanh nghiệp có thể thiết kế các khóa học trực tuyến để thúc đẩy văn hóa học hỏi trong cộng đồng nhân sự.

Hệ thống quản lý đào tạo sẽ giúp doanh nghiệp phân tích, đánh giá kỹ năng của học viên. Sau đấy, nhà quản lý điều chỉnh lộ trình thăng tiến phù hợp.


Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM

🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

☎️ Hotline: 0938.603.496

📩 Email: info@openend.vn

Website: OpenEnd.vn

xem thêm bài : tư vấn doanh nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *