Quản trị nhân sự kỳ 3: Khi nhân viên làm việc không hiệu quả

Xây dựng đội ngũ nhân viên làm việc hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công việc quản trị nhân sự. Tuy nhiên không phải khi nào nhân sự cũng đạt được KPI như kỳ vọng. Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc của nhân viên. Có thể kể tới như:
  • Khối lượng công việc tăng đột biến;
  • Luôn chuyển, sắp xếp vị trí công việc chưa phù hợp;
  • Các chỉ số đánh giá công việc chưa đúng thực tế;
  • Và do các yếu tố khác tác động đến nhân viên ảnh hưởng đến chất lượng công việc.

Quản trị nhân sự kỳ 3

Khi hiệu suất làm việc của cấp dưới kém đi, người quản lý cần phải đưa ra phương án phù hợp để giải quyết vấn đề. Dưới đây là một số phương pháp có thể được áp dụng khi nhân viên làm việc chưa hiệu quả.

ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀ MỘT CÁCH KHÁCH QUAN

Khi nhân viên làm việc chưa tốt, đầu tiên hãy tự hỏi bản thân xem vấn đề nằm ở đâu qua những câu hỏi sau:

  • Tại sao bạn đánh giá nhân viên làm việc không tốt ?
  • Họ biểu hiện kém ở những điểm nào ?
  • Công cụ đánh giá có thật sự phù hợp ? 
  • Bạn đã nhìn nhận vấn đề một cách khách quan hay đang bị cảm xúc cá nhân ảnh hưởng ?

Điều tiếp theo là cần phải trao đổi với các quản lý khác hoặc đồng nghiệp làm chung với nhân viên này để có thêm thông tin tham khảo. Nhiều lúc bạn không có mặt ở công ty hoặc không thể theo dõi sát sao mọi biểu hiện của họ nên việc lắng nghe thêm nhận xét từ mọi người sẽ giúp bạn có góc nhìn toàn diện hơn về vấn đề.

TRUYỀN ĐẠT VẤN ĐỀ MỘT CÁCH HỢP LÝ, RÕ RÀNG

Một buổi trao đổi trực tiếp về hiệu suất làm việc của nhân viên là điều cần làm vào lúc này. Hãy hình dung sẵn trong đầu những gì bạn sẽ nói với họ. Không chỉ là về hiệu quả công việc, mà có thể là thái độ, cách cư xử của họ trong môi trường làm việc đang có biểu hiện không tốt.

Quản trị nhân sự kỳ 3

Hãy nói rõ với nhân viên công việc của họ đang không tốt ở đâu. Bạn cần giải thích, phân tích cho họ hiểu rằng tiến độ công việc không tốt của họ trong thời gian gần đây đã, đang và sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công việc chung như thế nào nếu không có cách cải thiện.

Sau đó cùng nhân sự đưa ra những ohuowng pháp cải thiện phù hợp nhất để nâng cao chất lượng công việc trong thời gian tới.

LẮNG NGHE ĐỂ THẤU HIỂU VÀ TÌM CÁCH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Trước khi họp riêng với nhân viên, có thể bạn đã tìm hiểu vấn đề qua việc thu thập thông tin từ những nguồn khác. Nhưng những gì nhân viên nói ra khi trao đổi với bạn là rất quan trọng. Bạn có thể đánh giá vấn đề toàn diện và chính xác hơn khi trực tiếp lắng nghe nhân viên trình bày và quan sát ngôn ngữ cơ thể của họ. Bằng kinh nghiệm quản lý, bạn có thể xác định được đâu là nguyên nhân thật sự của vấn đề mà họ đang gặp phải.

Hãy học cách lắng nghe nhân viên của mình bằng tất cả sự chân thành để thật sự thấu hiểu họ và sau đó có sự hướng đúng đắn giúp họ cải thiện tình hình. Bạn nên hỏi nhân viên về những gì họ đang cần được giúp đỡ. Đây là một trong những cách hiệu quả nhất để xây dựng mối quan hệ giữa quản lý và nhân viên. Quan trọng hơn hết là bạn, cần tạo một không khí cởi mở, chủ động hỗ trợ họ thay vì chờ đến khi nhân viên của bạn lại phạm phải một sai lầm nghiêm trọng hơn để rồi bạn phải tốn thật nhiều thời gian để khắc phục hậu quả.

XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ CAM KẾT TRONG VIỆC CẢI THIỆN VẤN ĐỀ CỦA NHÂN VIÊN

Sau khi tìm hiểu được nguyên nhân vì sao nhân viên làm việc không tốt và đưa ra góp ý về hướng giải quyết cho họ, bạn cần trao đổi kỹ hơn để nắm được mức độ cam kết trong việc quyết tâm cải thiện vấn đề của họ. Bạn cần biết được cụ thể họ sẽ làm những gì và mất bao lâu để có thể thay đổi. Nhân viên có thể tự đề xuất một mốc thời gian để họ khắc phục tình hình hiện tại. Theo dõi sát sao tiến độ làm việc sau đó của nhân viên cũng là một việc bạn cần lưu ý. Sau mốc thời gian họ cam kết với bạn, nên có một cuộc họp tiếp theo để bạn đánh giá lại toàn bộ quá trình thay đổi của họ.

MỞ CUỘC HỌP NHÂN SỰ NẾU CẦN THIẾT 

Nếu họp riêng không mang lại kết quả và tình trạng nhân viên làm việc không tốt vẫn cứ tiếp diễn, bạn có thể sắp xếp thêm một cuộc hẹn tiếp theo có mặt nhân sự của công ty để tăng mức độ quan trọng của cuộc họp này. Sau khi trao đổi, hãy nói với nhân viên rằng nếu lần sau vấn đề không có sự cải thiện thì buộc bạn phải đưa ra một cảnh báo chính thức bằng văn bản để họ ý thức được tính nghiêm trọng của vấn đề.

Quản trị nhân sự kỳ 3

Nếu bạn hành xử thiếu chuyên nghiệp khi nhân viên làm việc không tốt, tình hình sẽ có thể tồi tệ hơn. Nhân viên của bạn sẽ càng xuống tinh thần và mất động lực làm việc. Hãy nhớ rằng dù bạn chọn cách giải quyết vấn đề như thế nào, mục đích cuối cùng là giúp nhân viên cải thiện năng suất làm việc chứ không phải để phạt hay trách mắng họ nặng nề. 


Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM

🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

☎️ Hotline: 0938.603.496

📩 Email: info@openend.vn

Website: OpenEnd.vn

xem thêm bài : Tái cấu trúc doanh nghiệp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *