Phương pháp xây dựng chiến lược quản trị nhân sự hiệu quả

Xây dựng và phát triển đội ngũ nhân sự luôn là công việc quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên chiến lược nhân sự không phải xây dựng trong ngày một ngày hai là được . Chiến lược nhân sự phải là một kế hoạch dài hạn quan trọng nhất với bộ phận nhân sự, hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường nguồn lực nội bộ, để ban lãnh đạo được cung cấp đầy đủ các thông tin quan trọng, để đưa ra những cải tiến, cập nhật quan trọng nhất tới chiến lược kinh doanh tổng thể. Cùng Open End tìm hiểu phương pháp xây dựng chiến lược quản trị nhân sự hiệu quả qua bài viết dưới đây.

xây dựng chiến lược quản trị nhân sự

Vì sao phải xây dựng chiến lược phát triển và quản trị nhân sự

Chiến lược quản lý nguồn nhân lực chính là sự kết nối giữa nguồn nhân lực với các chiến lược của một doanh nghiệp, để cùng thúc đẩy đạt các mục tiêu quan trọng của tổ chức kinh doanh. Qua đó, mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực chiến lược chính là:

  • Đổi mới mô hình quản lý, nâng cao tính linh hoạt và tăng lợi thế cạnh tranh nhân sự
  • Phát triển văn hóa tổ chức phù hợp với mục đích và chiến lược kinh doanh
  • Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Để quản trị nguồn nhân lực chiến lược hiệu quả, bộ phận nhân sự có vai trò quan trọng, như một đối tác chiến lược để thực hiện các chính sách của công ty, cũng như bảo vệ người lao động trong toàn thể bộ máy. Quản lý nhân sự chiến lược chính là đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động khác nhau, có thể kể đến quy trình tuyển dụng, lựa chọn nhân tài, đào tạo phát triển và khen thưởng nhân viên.

Quản lý nhân sự chiến lược chính là tận dụng nguồn nhân lực để tạo ra tác động trực tiếp đến sự phát triển của công ty. Nhân viên bộ phận nhân sự cần có kế hoạch tiếp cận chiến lược để giữ chân, truyền cảm hứng và giữ chân nhân sự trong công ty, qua đó đáp ứng nhu cầu của các kế hoạch dài hạn của doanh nghiệp.

Vai trò và lợi ích cụ thể của chiến lược quản lý nhân sự tổng thể

Chiến lược quản lý nhân sự sẽ thực sự phát huy được hiệu quả khi tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp cùng hướng tới một mục tiêu. Qua đó, bộ phận nhân sự sẽ lên kế hoạch phân tích, đánh giá nhân viên thông qua các hiệu quả đạt được, song song với việc cân đối lại quá trình đào tạo & phát triển để đảm bảo nhân viên nhận được những hỗ trợ cần có, để tăng giá trị của đầu công việc đối với mục tiêu phát triển kinh doanh của công ty.

Ngoài ra, đây cũng chính là cách để phòng ban nhân sự sử dụng kết quả phân tích này để tìm ra vấn đề và khắc phục điểm yếu của từng nhân viên.

Vai trò và mục tiêu của quản lý nguồn nhân lực chiến lược trong kế hoạch kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp

  • Là sợi dây kết nối giữa chiến lược và định hướng tổng thể tới hoạt động kinh doanh thực tiễn của doanh nghiệp.
  • Là điểm mở đầu của văn hoá làm việc lành mạnh, thân thiện, nhân tố phát triển bộ máy doanh nghiệp hiệu quả dựa theo tăng trưởng kinh doanh.
  • Coi nhân viên là tài sản vô hình có giá trị cực lớn tới tổng giá trị của doanh nghiệp. Là công cụ cạnh tranh kinh doanh giữa các doanh nghiệp, 
  • Là công cụ tiếp thị marketing nội bộ, thúc đẩy năng lực của nhân viên mạnh mẽ, hiệu quả.

Lợi ích khi có chiến lược quản trị nhân sự hiệu quả

  • Tăng sự hài lòng trong công việc từ ban lãnh đạo tới nhóm nhân viên phổ thông
  • Văn hóa làm việc lành mạnh, thân thiện
  • Nhân viên làm việc hiệu quả hỗ trợ cải thiện trực tiếp sự hài lòng của quý khách hàng.
  • Quản lý tài nguyên, nguồn lực doanh nghiệp hiệu quả.
  • Tăng cường năng suất, đảm bảo tính đồng nhất trong hệ thống quản lý nhân sự

loi ich khi qun ly nhan su hieu qua scaled

7 bước xây dựng chiến lược quản trị nhân sự hiệu quả

Bước 1: Phân tích chuyên sâu về kế hoạch tăng trưởng kinh doanh

Có thể hiểu rằng độ hiểu biết của nhà quản lý chính là mối liên kết giữa chiến lược quản trị nhân sự với mục tiêu kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp. Do vậy, quản lý nhân sự cần đọc hiểu kỹ càng và có khả năng trình bày rõ ràng kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn tới các nhân sự liên quan, để đảm bảo rằng thông điệp và yêu cầu công việc được truyền đạt rõ ràng, hỗ trợ nhân viên nhân sự dễ dàng xây dựng chiến lược quản trị nhân sự hiệu quả.

Có thể thấy, phương pháp giao tiếp hiệu quả chính là cách thức duy nhất để thực hiện bước đầu tiên này, với 8 mục tiêu giao tiếp về chiến lược kinh doanh, có thể kể đến như sau:

  1. Định hướng của chủ doanh nghiệp chính là yếu tố sống – còn của cả công ty. Qua đó, nhà quản lý nhân sự bắt buộc phải truyền tải và giải thích rõ ràng Định hướng và Tầm nhìn của doanh nghiệp, với mục tiêu đến cả nhân viên phổ thông nhất cũng có thể hiểu được.
  2. Cung cấp cái nhìn tổng quan về bối cảnh thị trường thực tế (nên cập nhật thường xuyên định kỳ), để người lao động không bị ‘ảo tưởng’ về doanh nghiệp hay về thị trường hiện tại. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất để nhân sự biết rằng doanh nghiệp của mình đang đứng ở đâu.
  3. Tạo ra các mục tiêu theo mức độ ưu tiên, với lương thưởng xứng đáng với những thành quả nhận được, chính là nguồn cảm hứng giúp nhân viên cảm thấy gắn kết với doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng nên lưu ý về vấn đề đào tạo nghiệp vụ nếu nhân viên có gặp bất cứ vướng mắc gì. Các cấp quản lý nên đưa định hướng doanh nghiệp tới tất cả các tài liệu ban hành đa kênh, để đảm bảo nhân sự có thể hiểu và thực hành các định hướng này.
  4. Hỗ trợ và giúp đỡ nhân viên thường xuyên, đặc biệt tới các nhóm nhân sự đang làm việc hiệu quả. Thời gian của nhà quản lý luôn quý giá, do vậy, tổ chức họp và tham khảo thông tin thường xuyên chính là cách để tạo động lực và thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên, qua đó doanh nghiệp có thể đưa ra các cải tiến kịp thời.
  5. Tạo nên những câu chuyện truyền cảm hứng, để đảm bảo rằng nhân sự có thể hiểu được ý định và mong muốn của chủ doanh nghiệp, theo cách đơn giản dễ hiểu và gần gũi với đời sống thường ngày của nhân viên. 
  6. Đầu tư vào đời sống tinh thần của nhân viên, bởi họ làm việc tại công ty một ngày lên tới 8-10 tiếng, nên có thể coi môi trường công sở chính là ‘ngôi nhà thứ hai’. Do vậy, hãy hỏi thật nhiều ý kiến của nhân viên để có những đánh giá về sơ đồ kinh doanh tốt nhất. Cùng lúc đó, hãy tạo ra các chiến lược truyền thông nội bộ thông minh, để đảm bảo tính liên kết của nhân viên tới văn hoá công ty
  7. Thể hiện thông tin bằng hình ảnh, thay vì đưa ra các thông số khô khan, chính là cách để nhân ghi nhớ thông điệp của doanh nghiệp rõ ràng hơn. Doanh nghiệp nên tham khảo một số phương pháp truyền thông nội bộ như mạng xã hội, blog nội bộ… những nền tảng hai chiều để kích thích sự liên kết của nhân viên tới doanh nghiệp tốt nhất.
  8. Khiêm tốn và coi trọng giá trị của nhân viên, bởi không ai hoàn hảo cả, nên chắc chắn rằng anh chị sẽ gặp phải vấn đề khi làm việc. Do vậy, đơn giản rằng, hãy lắng nghe và tin tưởng chính là cách truyền cảm hứng tốt nhất, đặc biệt quan trọng khi doanh nghiệp đang vào một thị trường mới, hoặc đang phải xử lý khủng hoảng.

Bước 2: Đánh giá và phân tích năng lực nhân sự thực tế

Doanh nghiệp chỉ có thể thực sự hoạch định chiến lược quản trị nhân sự hiệu quả khi hiểu rõ về năng lực làm việc của nhân sự, và vai trò của các thành viên trong từng vị trí, qua đó đóng góp để hoàn thành nhiệm vụ tăng trưởng đề ra. Qua đó, các cấp quản lý cần phải có đánh giá sơ bộ về kỹ năng của từng nhóm nhân viên trong các phòng ban, bộ phận, và quy hoạch lại nhân sự, để họ có thể trở thành chuyên gia trong từng lĩnh vực cụ thể

xây dựng chiến lược quản trị nhân sự

Bước này giúp doanh nghiệp tìm ra được nhóm nhân viên cầu thị và muốn phát triển tốt để đóng góp nhiều hơn cho doanh nghiệp. Do vậy, tốt nhất, các nhà quản lý nhân sự nên thực hiện các buổi đánh giá hiệu quả công việc định kỳ.

Bước 3: Đánh giá năng lực nhân sự dựa trên mục tiêu và đường hướng phát triển

Đánh giá và phân tích năng lực nhân sự, dựa trên mục tiêu và đường hướng phát triển tiếp theo là hoạt động cực kỳ quan trọng, giúp doanh nghiệp tìm thấy những điểm yếu trong bộ máy, qua đó để đưa ra những biện pháp phòng tránh hậu quả và thất bại có thể xảy ra trong quá trình làm việc.

Qua đó, đội ngũ nhân sự chiến lược sẽ phân tích và đưa ra bảng đánh giá tiêu chuẩn về số lượng và chất lượng nhân viên, cùng với các giải pháp tăng cường năng lực đội ngũ tốt hơn, phục vụ cho nhu cầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Bước 4: Yêu cầu về nhân sự để tăng trưởng trong từng giai đoạn kinh doanh.

Ban lãnh đạo sau khi đã có những thông tin cơ bản về nhân sự doanh nghiệp, cần phải thống nhất với bộ phận nhân sự để đưa ra dự đoán, định lượng yêu cầu về số lượng và chuyên môn nhân sự cần thiết, dựa trên tình hình tài chính trước mắt và yêu cầu tăng trưởng nhân sự để phát triển hoạt động kinh doanh, với các yêu cầu:

Nhu cầu nhân sự: Ban lãnh đạo và nhà quản lý nhân sự cần đưa ra dự đoán liên quan đến số lượng nhân viên có các kỹ năng liên quan sẽ được yêu cầu để đáp ứng nhu cầu trong tương lai của doanh nghiệp.

Năng lực yêu cầu: Sau khi đã định hình được nhu cầu của doanh nghiệp, các trưởng bộ phận và nhà quản lý nhân sự sẽ xem xét các nhân viên và kỹ năng hiện có để giúp công ty đạt được các mục tiêu chiến lược quản trị nhân sự, qua đó có những chiến lược đào tạo và phát triển phù hợp với nhu cầu tại từng bộ phận.

Hơn thế nữa, lên kế hoạch dự báo nhu cầu nhân sự và nguồn lực trong tương lai còn giúp doanh nghiệp xác định:

  • Công việc và vai trò mới cần thiết để đảm bảo tương lai của công ty.
  • Các kỹ năng yêu cầu để đảm nhận trách nhiệm của công việc và vai trò mới.
  • Chuyên môn của nhân viên đã đủ để phát triển chưa? Cần tăng năng lực cho nhân viên như thế nào?
  • Nhân viên Nhân sự đã đủ năng lực để theo dõi hiệu quả làm việc, cũng như đưa ra các đề xuất quan trọng để cải thiện bộ máy kinh doanh chưa?

Bước 5: Thống kê các công cụ cần thiết để nhân viên có thể hoàn thành tốt công việc

Tìm hiểu, lựa chọn, phân tích và xác định các công cụ cần thiết để nhân viên có thể hoàn thành tốt công việc. Đây chính là các công cụ cốt lõi để đảm bảo rằng nhân sự doanh nghiệp có thể hoàn thiện tốt công việc, và cũng chính là phương tiện liên lạc hữu ích giữa các phòng ban.

Qua đó, bộ phận quản lý cần lên kế hoạch tinh chỉnh và nâng cấp và quản trị hệ thống của doanh nghiệp, để khắc phục các lỗ hổng trên hệ thống, qua đó tạo điều kiện cho lực lượng nhân sự có thể làm việc hiệu quả hơn.

Bước 6: Triển khai chiến lược quản trị nhân sự, dựa trên các tiêu chí của doanh nghiệp

Triển khai chi tiết kế hoạch quản trị nguồn nhân lực theo giai đoạn. Sau khi đã hoàn thành các bước phân tích và dự báo các yêu cầu về nhân sự của doanh nghiệp, đây chính là lúc công ty sẵn sàng để:

  • Mở rộng nguồn lực lao động, tìm kiếm những nhân tài mới
  • Phát triển năng lực của nhân viên đã làm việc tại công ty

xây dựng chiến lược quản trị nhân sự

Qua đó, để bắt đầu ‘cuộc chiến’ cải thiện bộ máy và thực hiện các bước cải tiến, hướng tới sự phát triển vượt bậc trong tương lai. Theo đó, doanh nghiệp có thể hiện thực hóa chiến lược quản trị nhân sự hoàn toàn mới này, bằng các bước thực hiện như sau:

  • Bộ phận nhân sự cùng trưởng bộ phận chuyên môn tiến hành xây dựng các tiêu chí lựa chọn và kịch bản của các buổi phỏng vấn, bài kiểm tra lựa chọn ứng viên, bắt đầu từ các vấn đề đơn giản như ‘Kinh nghiệm của ứng viên’, ‘Yêu cầu về mức lương của ứng viên là gì?’… cùng với các bài kiểm tra ngay sau đó để đánh giá xem ứng viên có phù hợp để đảm nhận vai trò hay không.
  • Bắt đầu quá trình tuyển dụng và tìm kiếm nhân tài, dựa trên yêu cầu công việc với số lượng nhân sự được hoạch định trước đó.
  • Thực hiện kịch bản đón tiếp và lên kế hoạch đào tạo cho nhân viên mới, chính là yếu tố cực kỳ quan trọng để tạo sự gắn kết của nhân viên tới tổ chức, qua đó hỗ trợ giữ chân nhân viên, nhất là khi nhóm nhân viên mới sẽ dễ bị ‘lay động’ với các lời mời hấp dẫn hơn, khi họ mới nhận việc tại doanh nghiệp.

Bước 7: Đánh giá hiệu quả & các giải pháp khắc phục.

Đánh giá hoạt động ‘Nâng cao chất lượng nguồn lực’, và đưa ra các giải pháp khắc phục vấn đề khúc mắc. Đây chính là lộ trình được đề ra để theo dõi tiến độ đã đạt được, và xác định các vấn đề cần cải thiện.

Việc xem xét phải được đo lường dựa trên các yếu tố như: Những thay đổi về mặt nhân sự này có giúp công ty đạt được mục tiêu cuối cùng không? Nhà quản lý nhân sự có trách nhiệm thực hiện các sửa đổi nhất định, để  quản lý nguồn nhân lực hiệu quả hơn, tiến gần tới mục tiêu đề ra hơn.


Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM

🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

☎️ Hotline: 0938.603.496

📩 Email: info@openend.vn

Website: OpenEnd.vn

xem thêm bài : đánh giá doanh nghiệp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *