Những thắc mắc khi triển khai OKR tại doanh nghiệp

OKR có lịch sử từ những năm 1970 và được nhiều doanh nghiệp áp dụng thành công trong đó phải kể đến gã khổng lồ Google. Tuy nhiên ở Việt Nam thì OKR là một công cụ khá mới và được ít doanh nghiệp áp dụng nên sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.

triển khai OKR tại doanh nghiệp

Những thắc mắc khi triển khai và áp dụng OKR là gì ? Cùng Open End tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

OKR và những điều cần biết

Xây dựng và đánh giá OKR như thế nào ?

1. Sự khác biệt giữa OKR và KPI

OKR và KPI có điểm khác biệt tuy nhỏ nhưng lại vô cùng quan trọng. OKR như một mảnh ghép kết nối mục tiêu kỳ vọng và kết quả thực tế bạn phải nhận được. Nó giúp bạn bứt phá khỏi vùng an toàn, dám đương đầu và chấp nhận thử thách từ những điều bạn chưa từng làm. Nếu bạn có tham vọng lớn, thì OKR sẽ là kim chỉ nam dẫn bạn tới đích đến lý tưởng trong tương lai.

Còn thuật ngữ KPI chỉ đơn thuần được dùng để đo lường hiệu suất làm việc, khối lượng công việc đã hoàn thành và đang trong thời gian triển khai. KPI thì chỉ quan tâm đến kết quả, OKR quan tâm tới mục tiêu và việc hoàn thành mục tiêu đó.

2. Sự khác biệt giữa Strategic OKR và Tactical Objective

Hai khái niệm này có thể dễ dàng nhận biết sự khác biệt. Strategic OKR (Chiến lược mục tiêu tổng thể) là những điều mà doanh nghiệp mong muốn có thể đạt được, thường được set trong khoảng thời gian là 1 năm. Tactical Objective (Chiến lược mục tiêu cụ thể) là mục tiêu riêng của từng phòng ban, thường được set trong khoảng thời gian theo yêu cầu của doanh nghiệp.

3. Làm thế nào để tạo OKR có thể đo lường được?

Đối với doanh nghiệp, mục tiêu đưa ra thì cần phải đo lường được và OKR cũng như vậy. Nếu OKR không đo lường được trước tiên hãy xem xét quá trình xây dựng và các chỉ số đưa ra đã phù hợp với tình hình doanh nghiệp chưa sau đó mới xét đến yếu tố con người là nhân sự tại doanh nghiệp có đủ năng lực để triển khai và thực hiện OKR không.

4. Sự khác biệt giữa Objective và Goal

Goal thì thường đi kèm số liệu (như tăng doanh thu lên 15% trong 1 năm), objective thì không. Trong OKR, người ta tách “Goal” ra thành “Objective” và “Key Result”.

5. Sự khác biệt giữa OKR và MBO?

Cả OKR và MBO đều là trường phái quản trị lấy việc xây dựng mục tiêu làm trọng tâm. Có thể coi OKR là phiên bản mở rộng của MBO (Management by Objective – Quản trị theo mục tiêu).

MBO chỉ quan tâm tới việc: trong mục tiêu đề ra, nhân viên đã hoàn thành hay chưa. OKR thì quan tâm xem sau khi áp dụng Initiative (ý tưởng) vào Key Result (quá trình thực hiện mục tiêu), nhân viên đã đạt được mục tiêu mình đã đề ra hay chưa. OKR cụ thể hơn MBO.

6. Sự khác biệt giữa OKR và mục tiêu theo tiêu chí SMART

OKR và SMART là hai trường phái được nhà quản trị nhân lực theo mục tiêu rất ưa chuộng. Sự khác biệt giữa OKR và SMART nằm ở cách mà nó diễn giải cho câu hỏi “Mục tiêu cần được xây dựng như thế nào?”.

triển khai OKR tại doanh nghiệp

Với mục tiêu được xây dựng theo tiêu chí SMART, nhân viên cần đáp ứng các tiêu chí như: Cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, có tính liên quan và được giới hạn trong khoảng thời gian nhất định. Hạn chế của SMART là: “Mục tiêu có thể đạt được” thường khiến người nhân viên không dám vượt qua vùng an toàn của bản thân.

OKR có thể giải quyết được vấn đề đó.

7. Sự khác biệt giữa OKR và Balance Scorecards (BSC)?

OKR là phương pháp quản trị lấy việc xây dựng mục tiêu làm gốc. BSC lại là phương pháp thiết lập chiến lược trọng tâm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể áp dụng cả hai phương pháp trong quản lý.

8. Mất bao lâu để triển khai OKR trong doanh nghiệp?

Một chương trình OKR thường tiêu tốn khá nhiều thời gian của doanh nghiệp để xây dựng và định hướng đường lối một cách chuẩn xác. Thông thường, 3 tháng đầu tiên sau khi triển khai OKR sẽ là khoảng thời gian khó khăn nhất để đưa mục tiêu vào thực tiễn. Thời điểm này thường dành cho sự điều chỉnh ở phạm vi phòng ban. Sau đó, doanh nghiệp sẽ có review và chỉnh sửa cho thích hợp.

OKR là quá trình diễn ra liên tục và không giới hạn thời gian. Việc xem xét và sửa đổi các nội dung trong chương trình là cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.

9. Một mục tiêu hoàn thành bao nhiêu phần trăm có thể được coi là thành công?

Việc hoàn thành 70 – 80% mục tiêu có thể coi là thành công. Nếu mục tiêu đạt 100% thành công trong ngắn hạn, đó không phải là một tín hiệu tích cực. Có thể mục tiêu bạn đặt ra không đủ tính thách thức.

triển khai OKR tại doanh nghiệp

10. Số lượng OKR lý tưởng mà doanh nghiệp nên đặt ra là bao nhiêu?

3 – 5 OKR là số lượng thích hợp để doanh nghiệp định hướng trong khoảng thời gian từ 5 – 7 năm. Trong phạm vi phòng ban, số lượng 3 – 5 OKR cho một quý là con số phù hợp.

11. Số lượng Key Result cho mỗi Objective nên là bao nhiêu?

Mỗi Objective, bạn đặt không quá 5 Key Result. Còn về cụ thể, không có con số lý tưởng. Tùy vào từng Objective mà bạn đưa ra số lượng Key Result thích hợp.


Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM

🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

☎️ Hotline: 0938.603.496

📩 Email: info@openend.vn

Website: OpenEnd.vn

xem thêm bài : Tái cấu trúc doanh nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *