Những sai lầm trong quản lý tài chính mà doanh nghiệp thường gặp phải

Tài chính là dòng máu của doanh nghiệp. Bất kỳ sự gián đoạn nào trong quản lý tài chính cũng ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy để doanh nghiệp phát triển bền vững thì quản lý tài chính là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu.

sai lầm trong quản lý tài chính

Cùng Open End tìm hiểu một số sai lầm mà doanh nghiệp thường gặp phải trong quản lý tài chính qua bài viết dưới đây.

Không quản lý dòng tiền

Nhiều chủ doanh nghiệp lẫn lội khái niệm bán hàng với thu nhập. Bán hàng = thu nhập chỉ khi bạn thu được tiền. Có chủ doanh nghiệp thấy bán được nhiều hàng nhưng vẫn không có tiền để trả cho nhà cung cấp. Để kiểm soát được dòng tiền, bộ phận tài chính phải phối hợp với bộ phận kinh doanh, bộ phận quản lý công nợ, bộ phận mua hàng, kế toán ngân hàng, kế toán chi tiêu … để dự đoán và kiểm soát chặt chẽ dòng tiền ra và dòng tiền vào. Doanh nghiệp có thể quản lý dòng tiền theo tuần nhưng tốt nhất là nên quản lý theo tháng, quý và 6 tháng.

Doanh nghiệp phải làm sao để đảm bảo số tiền thu về lớn hơn số tiền sẽ chi ra thì mới có cơ hội tồn tại và phát triển được.

Không có quỹ dự phòng khẩn cấp

Trong trạng thái bình thường mới, tốc độ bán hàng và thu nợ của khách hàng sẽ chậm lại do suy giảm nhu cầu chi tiêu của người dân dẫn đến suy giảm dòng tiền vào trong khi nhiều khoản chi phí thường xuyên của doanh nghiệp vẫn phải duy trì làm mấy cân đối dòng tiền vào – ra. Để đảm bảo doanh nghiệp không phải đối mặt với khó khăn tài chính, doanh nghiệp cần duy trì Quỹ dự phòng khẩn cấp tương đương với chi phí lưu động trong 90 ngày để bù đắp sự thiếu hụt tạm thời này. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua được những khó khăn trong ngăn hạn.

Chi tiêu không cần thiết

Nhiều doanh nghiệp vẫn đang thực hiện mua sắm theo nhu cầu phát sinh mà không phân tích, đánh giá xem thực sự việc mua sắm ấy có cần thiết hay không. Các doanh nghiệp lớn thường có bộ phận mua sắm chuyên nghiệp giúp họ có thể chọn lựa được hàng hóa đạt chất lượng và đàm phán được giá tốt. Ngoài ra, họ còn có bộ phận phân tích tài chính để thường xuyên đánh giá định mức tồn kho, định mức chi tiêu, định mức tiêu hao trong sản xuất và kích thích cải tiến kỹ thuật để tiết giảm chi phí đến mức hiệu quả. Đặc biệt trong giai đoạn đại dịch Covid thì việc tiết kiệm chi phí và cắt giảm các khoản đầu tư chưa cần thiết sẽ giúp doanh nghiệp có thêm nguồn tài chính để vượt qua cuộc khủng hoảng này.

sai lầm trong quản lý tài chính

Trong dài hạn, cắt giảm chi phí lãng phí sẽ giúp giảm giá thành sản phẩm tạo cho doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh cao hơn. Vì vậy, doanh nghiệp nào quản lý chi phí tốt sẽ có cơ hội sống sót và vượt lên trên đối thủ.

Không có ngân sách

Rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động mà không có ngân sách tháng hay năm. Chủ doanh nghiệp không kiểm soát được mình sẽ chi ra bao nhiêu tiền và tiền đó đi đâu, có hiệu quả không. Trong khi đó, các bộ phận chức năng lại không có ngân sách để chủ động hoạt động dẫn đến cơ chế xin cho và phụ thuộc 100% vào chủ doanh nghiệp gây ách tắc và chậm chễ.

Với kế hoạch ngân sách, chủ doanh nghiệp và các cấp quản lý đều biết được mình sẽ làm gì và có bao nhiều tiền để làm việc đó. Điều này giúp họ chủ động xem xét các phương án để tối ưu hóa chi phí và hiệu quả hoạt động.

Không coi trọng báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới chỉ có bảo cáo tài chính phục vụ cơ quan thuế, cơ quan thống kê và ngân hàng. Họ thiếu báo cáo tài chính quản trị để giúp cho chủ doanh nghiệp quản lý doanh nghiệp và ra quyết định kinh doanh. Điều này xuất phát từ thực tế là chủ doanh nghiệp không biết đọc báo cáo tài chính nên không coi trọng hệ thống báo cáo này.

Chủ doanh nghiệp cần nắm được khái niệm doanh thu, giá thành, giá bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý … theo kỳ tuần, tháng, quý, năm để biết được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang như thế nào. Nếu doanh nghiệp có điều kiện tổ chức công tác kế toán quản trị thì chủ doanh nghiệp còn có thể xem được hiệu quả trên từng dòng sản phẩm, từng khu vực bán hàng, từng đầu nhân viên …. để ra các quyết định điều chỉnh phù hợp.

Không nắm bắt hiệu quả kinh doanh của đối thủ cạnh tranh

Khi theo dõi hoạt động của các doanh nghiệp khác trong ngành, bạn có thể biết được mức chi phí và hiệu suất hoạt động trung bình ngành. Nếu bạn có mức chi phí cao hay hiệu suất thấp hơn mức trung bình ngành thì bạn đang đối mặt với nguy cơ khó khăn trong hoạt động.


Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM

🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

☎️ Hotline: 0938.603.496

📩 Email: info@openend.vn

Website: OpenEnd.vn

xem thêm bài : Đào tạo nhân sự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *