Những sai lầm khi doanh nghiệp định giá sản phẩm

Định giá sản phẩm hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp tăng doanh số, cải thiện tệp khách hàng và tiếp cận nhiều hơn tới các đối tượng khách hàng mục tiêu. Mỗi sản phẩm, dịch vụ có những đặc tính khác nhau nên cũng sẽ có phương pháp định giá khác nhau. Ngoài ra quá trình định giá còn phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh, marketing doanh nghiệp đang triển khai. 

doanh nghiệp định giá sản phẩm

Cùng Open End tìm hiểu những sai lầm trong quá trình định giá sản phẩm của doanh nghiệp qua bài viết dưới đây. 

Bán hạ giá

Để xác định được mức giá thục tế, doanh nghiệp cần phải biết được tất cả các chi phí trong quá trình sản xuất ra sản phẩm hay dịch vụ. Nó rất dễ để theo dõi được các chi phí như giá thành của các bộ phận và vật phẩm phụ trợ cũng như các chi phí hữu hình liên quan tới kỹ năng và kiến thức của bạn. Một số chủ doanh nghiệp định giá sản phẩm mà không tính đến các chi phí này.

Họ có thể quên không cộng thêm những chi phí ban đầu như dịch vụ hay tiền thuê nhà hay cảm thấy khó có thể tính được khoản chi phí cho thời gian họ bỏ ra cho sản phẩm. Một cách tiếp cận mà các doanh nghiệp dịch vụ sử dụng để xác định mức phí phù hợp cho sự phục vụ của họ là định lương theo giờ cho dịch vụ. Và rồi nhân con số này với tổng số giờ cần thiết để hoàn thành một công việc để xác định giá toàn bộ cho dự án.

Theo các đối thủ cạnh tranh

Cơ cấu định giá của doanh nghiệp mà phụ thuộc vào đối thủ cạnh tranh thì rất nguy hiểm bởi vì mỗi doanh nghiệp có cơ cấu chi phí khác nhau. Họ có thể mua vật phẩm phụ trợ đắt hơn hay rẻ hơn bạn, mua công nghệ khác, và sử dụng nhiều hay ít kinh phí hơn cho marketing.

Điều đó có nghĩa là bạn phải biết đối thủ cạnh tranh định ra bao nhiêu để có thể khẳng định rằng giá thành sản phẩm của bạn là hợp lý trên thị trường. Nếu bạn nhận thấy rằng các con số của bạn thấp hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh, kiểm tra lại xem bạn có quên không đưa chi phí nào vào trong phương trình tính giá hay không.

Cạnh tranh bằng giá

Ý tưởng coi định giá là biện pháp duy nhất để đánh gục đối thủ cạnh tranh là một ý tưởng không vững chắc. Doanh nghiệp có thể thu hút được khách hàng bằng cách này, nhưng có lẽ họ sẽ không phải là khách hàng trung thành.

Nếu chi phí thấp hấp dẫn họ đến với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, họ có thể bỏ khi có sự lựa chọn khác với chi phí thấp hơn. Một biện pháp tốt hơn là phân biệt doanh nghiệp của bạn với các doanh nghiệp khác theo các cách khác ví dụ như, dịch vụ khách hàng tốt, các đặc điểm của sản phẩm được cải tiến hay chất lượng tốt hơn.

doanh nghiệp định giá sản phẩm

Chờ đợi quá lâu để tăng giá

Lượng cầu hàng hoá tăng hay tăng chi phí cho các vật phẩm phụ trợ buộc doanh nghiệp vào tình thế phải quyết định có tăng giá thành sản phẩm hay không. Một số chủ doanh nghiệp tránh tăng giá vì họ sợ khách hàng sẽ phản ứng tiêu cực. Trong nhiều trường hợp, tăng giá đều đặn là một chiến lược tốt hơn, tăng giá ít nhiều lần sẽ tác động đến khách hàng ít hơn là một lần tăng giá nhiều. Nói cách khác, một lần tăng giá 10% sẽ gây tác động tiêu cực hơn là hai lần tăng giá 5%.

Giảm giá mà không thay đổi việc phân phối hàng

Một số khách hàng có thể cố gắng tìm cách để có lợi hơn trong giao dịch với doanh nghiệp. Điều này có thể đẩy doanh nghiệp vào tình thế khó khăn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Giao hàng cho một đơn đặt hàng đã được thoả thuận với giá thấp hơn có thể tình cờ đã truyền đi một tin rằng giá ban đầu đang là quá cao, và tất cả các công việc kinh doanh trong tương lai đều có thể thương lượng về giá. Một biện pháp tốt hơn là chấp nhận giá thấp hơn nhưng thay đổi các điều khoản giao hàng một chút. 

Định giá ngẫu nhiên

Một số khách hàng luôn đòi hỏi phải diễn giải cơ cấu định giá của doanh nghiệp được hình thành như thế nào, do vậy bạn có thể điều chỉnh mức giá định ra. Hơn nữa, nếu doanh nghiệp không biết chính xác các chi phí có liên quan tới giá thành như thế nào thì sẽ khó khăn xác định đúng thời điểm để điều chỉnh mức giá.


Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM

🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

☎️ Hotline: 0938.603.496

📩 Email: info@openend.vn

Website: OpenEnd.vn

xem thêm bài : Tư vấn xây dựng tiêu chuẩn GRS

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *