Những sai lầm cần tránh khi xây dựng chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh đóng vai trò quan trọng, giống như một “kim chỉ nam” dẫn lỗi cho các hoạt động kinh doanh, góp phần tạo ra những thành công và nâng cao sự cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường. Xác định và xây dựng một chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ tạo ra một hướng đi tốt nhất cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.

Nhưng không phải chiến lược kinh doanh nào cũng thành công và đem lại hiệu quả như doanh nghiệp mong muốn. Các doanh nghiệp có nguồn lực, sản phẩm khác nhau thì chiến lược kinh doanh sẽ được xây dựng và triển khai khác nhau.

xây dựng chiến lược kinh doanh

Cùng Open End tìm hiểu những sai lầm cần tránh khi xây dựng chiến lược kinh doanh qua bài viết dưới đây để có được chiến lược hiệu quả.

Đẩy mạnh cạnh tranh để trở nên tốt nhất

Quan niệm sai lầm đầu tiên mà nhà quản lý hay gặp phải trong xây dựng chiến lược kinh doanh đó là chỉ tập trung vào đẩy mạnh lợi thế cạnh tranh để biến doanh nghiệp trở nên tốt nhất, trở thành doanh nghiệp đứng đầu trên thị trường. Theo như quan niệm này, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cũng được phát triển theo định hướng truyền thống, khai thác và phát triển những thế mạnh của mình để đối đầu trực tiếp với những đối thủ cùng ngành.

Và theo một cách chủ quan, các nhà quản lý có niềm tin rằng chỉ cần sản phẩm của mình nổi trội hơn về chất lượng, giá thành, chiếm ưu thế hơn thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ có cơ hội để vươn lên đứng đầu. Tuy nhiên, đây là một sự nhầm lẫn giữa chiến lược kinh doanh và hiệu quả tác nghiệp.

Để tránh mắc phải khái niệm sai lầm này, nhà quản lý cần có những bước đầu nhận định, đánh giá xu hướng thị trường một cách khách quan hơn, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đối với sản phẩm và dịch vụ cần làm nổi bất tính độc nhất thì mới có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh hiệu quả.

Quan niệm sai lầm về chiến lược “mở rộng kinh doanh” và “đạt doanh thu vượt trội”

Nhiều nhà quản lý doanh nghiệp hiện nay vẫn quan niệm sai lầm về chiến lược kinh doanh, họ coi đó là mục tiêu tăng trưởng của doanh nghiệp, với mục tiêu cụ thể là đạt mốc doanh thu ấn tượng hay một hành động cụ thể như mở rộng thị trường kinh doanh. Để xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được đi đúng hướng và đạt hiệu quả nhất định, nhà quản lý cần phân biệt rõ ràng các khái niệm đặc thù liên quan đến kinh doanh.

Mục tiêu tăng trưởng là kết quả doanh nghiệp đạt được khi chiến lược kinh doanh thành công. Các hoạt động kinh doanh là cách thức thực hiện chiến lược. Và một bản kế hoạch chiến lược hoàn chỉnh cần được xây dựng chi tiết, chính xác những điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội, thách thức của doanh nghiệp trong giai đoạn mới.

Nhầm lẫn trong phân biệt giữa marketing và chiến lược

Nội dung trong xây dựng chiến lược kinh doanh cần tập trung chủ yếu vào hai yếu tố đó là khách hàng và nhu cầu của khách hàng. Điều này có sự tương đồng với chiến lược marketing, tuy nhiên sự khác biệt ở của chiến lược kinh doanh đó là đòi hỏi người xây dựng chiến lược phải làm rõ được nguồn nhu cầu đồng thời cũng phải giải quyết được nguồn cung cấp, điều này có nghĩa là, để có thể phục vụ được các đối tượng khách hàng của mình thì chiến lược doanh nghiệp cần phải làm thế nào để tối ưu hóa hiệu quả? Muốn làm được điều này, doanh nghiệp cần xây dựng những chuỗi giá trị, định hướng rõ ràng cách thức hoạt động để phát triển các giá trị đó nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng.

xây dựng chiến lược kinh doanh

Hãy lưu ý rằng, doanh nghiệp không thể một mình làm tất cả mọi thứ để hoạt động kinh doanh được ổn định và phát triển, đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng. Để có thể nhắm tới mọi đối tượng khách hàng tiềm năng sử dụng dịch vụ, sản phẩm của mình, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cần linh hoạt thay đổi, phù hợp với xu thế thị trường.

Dậm chân tại chỗ

Thị trường kinh doanh luôn vận động không ngừng nghỉ cùng với sự phát triển với tốc độ nhanh chóng của khoa học công nghệ, các chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay cũng như nhu cầu khách hàng cũng vì thế mà có sự thay đổi theo từng ngày. Do đó, nếu doanh nghiệp cứ mãi “dậm chân tại chỗ” không chịu cải tiến chiến lược kinh doanh của mình thì đó là một sai lầm, sự thất bại sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian.

Một trong những yếu tố then chốt để xác định hướng đi mới trong tương lai của doanh nghiệp đó là cần có những quy trình đánh giá thị trường, dự đoán sự biến đổi, những xu hướng nổi trội mới và đưa vào một cách hiệu quả trong chiến lược kinh doanh

Bỏ quên các yếu tố khác mà chỉ tập trung vào phát triển kinh doanh

Nhận thức chung trong hoạt động kinh doanh hiện nay, nếu doanh nghiệp đang chiếm ưu thế lớn trong ngành thì điều đó thể hiện doanh nghiệp đang có lợi nhuật cao nhất. Điều này cũng khẳng định rằng, kinh thế tập trung vào quy mô có thể đem lại những lợi ích thiết thực. Mở rộng quy mô kinh doanh càng lớn thì các yếu tố như giá thành sản phẩm, chi phí sản xuất sẽ được giảm thiểu, chính vì thế mà giờ đây nhiều doanh nghiệp chỉ tập trung vào phát triển kinh doanh mà bỏ qua những yếu tố khác tác động đến hiệu quả của chiến lược kinh doanh.

Do đó, trong xây dựng chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp nên cân nhắc thật kỹ khả năng của mình, đánh giá sức cạnh tranh với đối thủ cũng như tiềm năng có thể khai thác được từ thị trường hiện tại. Có như vậy thì chiến lược kinh doanh mới được phát triển đúng hướng, doanh nghiệp cũng có thể tìm ra lối đi đúng đắn nhất dẫn tới sự thành công.


Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM

🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

☎️ Hotline: 0938.603.496

📩 Email: info@openend.vn

Website: OpenEnd.vn

xem thêm bài : mô hình kinh doanh B2C

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *