Có rất nhiều mục tiêu bán hàng mà doanh nghiệp có thể đặt ra cho đội ngũ bán hàng của mình. Vấn đề ở đây là đội ngũ kinh doanh sẽ bị ngợp nếu doanh nghiejp đưa ra quá nhiều mục tiêu mới. Đó là lý do nhà lãnh đạo cần phải xác định xem nên ưu tiên thực hiện mục tiêu nào trước. Doanh nghiệp cần xem xét từng mục tiêu bán hàng trong danh sách và quyết định:
- Tính khẩn cấp của mục tiêu: Có cần thực hiện gấp không?
- Đâu là mục tiêu dài hạn hay mục tiêu ngắn hạn?
- Tầm quan trọng của các mục tiêu bán hàng đối với mục tiêu chung của công ty?
- Nếu không đặt mục tiêu ngay lập tức, thì liệu mục tiêu kinh doanh của công ty có thể đạt được không? Mục tiêu đó sẽ có ý nghĩa gì đối với đội ngũ bán hàng, và nó có quan trọng đối với thành công chung của nhóm không?
Bên cạnh đó, hãy chắc chắn rằng những thành viên trong đội ngũ được tham gia vào quá trình xác định mục tiêu ưu tiên, bởi họ là những người quyết định xem mục tiêu có được hiện thực hóa hay không, đặc biệt là nếu:
- Họ tin rằng mục tiêu là thực tế và có thể đạt được
- Họ tự tin rằng có đủ năng lực để hiện thực hóa mục tiêu
- Họ có thể phải đối mặt với một số thách thức
- Họ cần được đào tạo và hỗ trợ nhiều hơn để đạt được mục tiêu
Cùng Open End tìm hiểu những lưu ý khi xây dựng mục tiêu bán hàng qua bài viết dưới đây.
Lưu ý số 1: Đánh giá khả năng của đội ngũ bán hàng
Việc đưa ra những mục tiêu đúng đắn là rất quan trọng. Thế nhưng, một trong những yếu tố quyết định việc những mục tiêu đó có thể hoàn thành hay không nằm ở năng lực của đội ngũ.
Cho dù mục tiêu doanh nghiệp đặt ra có hay tới nhường nào nhưng nếu nhân viên không đủ năng lực hay mục tiêu đó quá sức với khả năng của đội ngũ thì những mục tiêu đưa ra điều không có ý nghĩa.
Vì vậy, trong quá trình xây dựng mục tiêu bán hàng doanh nghiệp cần phải cân nhắc tới năng lực của đội ngũ trong việc hoàn thành mục tiêu đó.
Ngoài ra, việc lắng nghe các thành viên trong đội ngũ về những mục tiêu mà họ nghĩ là có thể đạt được là điều vô cùng quan trọng. Để nhân viên được đóng góp ý kiến sẽ giúp nhà quản lý đặt ra các mục tiêu thực tế hơn.
Trong quá trình xây dựng mục tiêu, doanh nghiệp có thể cân nhắc giữa việc mở rộng đội nhóm bằng cách tuyển thêm những nhân viên mới có năng lực hoặc tổ chức đào tạo để nâng cao năng lực và hiệu suất làm việc của đội ngũ hiện có.
Nếu doanh nghiệp đã triển khai đào tạo đội ngũ bán hàng hay tuyển thêm nhiều nhân viên mới có năng lực nhưng mục tiêu vẫn không đạt được thì đã đến lúc nghĩ đến chuyện thay đổi mục tiêu.
Hãy nhớ rằng mục tiêu nên đặt chính là những mục tiêu có thể đạt được.
Lưu ý số 2: Theo dõi quá trình thực hiện từng mục tiêu và thay đổi cho phù hợp
Hầu hết các mục tiêu bán hàng được đặt ra vào đầu năm để tạo ra một lộ trình có thời hạn 12 tháng. Tuy nhiên, không phải vì các mục tiêu đã được đặt ra, nên chúng không thể và không nên thay đổi.
Các mục tiêu nên được xem xét lại hàng quý hoặc hàng tháng để đảm bảo rằng chúng vẫn còn tính khả thi.
Doanh nghiệp cũng cần theo dõi các mục tiêu bán hàng của đội nhóm một cách sát sao. Nếu đặt mục tiêu là tăng hiệu quả của người nhân viên bán hàng, doanh nghiệp nên tích cực theo dõi các chỉ số sau:
- Số lượng sản phẩm/ dịch vụ bán được
- Tỷ lệ giao dịch thành công và thất bại
- Thời gian nhân viên dành cho việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Lưu ý số 3: Khen thưởng cho nhân viên hoàn thành mục tiêu
Mỗi nhóm bán hàng đều có những người làm việc tốt hơn so với phần còn lại. Đó là những người đạt hiệu suất làm việc cao, góp công lớn nhất vào việc hoàn thành các mục tiêu bán hàng cho công ty. Vì vậy, việc khen thưởng họ là điều rất cần thiết và quan trọng để cổ vũ tinh thần làm việc của mọi người.
Còn với những người không hoàn thành chỉ tiêu thì sao?
Trong trường hợp này, điều đầu tiên mà doanh nghiệp nên làm là tìm hiểu nguyên nhân bằng cách hỏi họ “Tại sao”?
Dù kết quả như thế nào, hãy cư xử với những thành viên trong nhóm bằng sự tích cực và thái độ khuyến khích – bởi những điều tiêu cực sẽ không có ích gì đến hiệu suất bán hàng tổng thể.
Lưu ý số 4: Lên kịch bản ứng phó với các mục tiêu thất bại
Sau khi các mục tiêu bán hàng được hoàn thành, doanh nghiệp không nên vội vã đặt chúng sang một bên, mà hãy dành thời gian để đánh giá một cách liên tục các mục tiêu; và nếu chúng thất bại, hãy tìm hiểu lý do tại sao lại như vậy.
Việc xây dựng kịch bản để ứng phó với các mục tiêu thất bại cho phép doanh nghiệp cập nhật các kế hoạch của mình một cách nhanh chóng. Hãy tự hỏi:
- Đội ngũ bán hàng đã gặp phải những rào cản nào dẫn tới mục tiêu thất bại?
- Đội ngũ bán hàng hiện tại đã phù hợp chưa? Khả năng hiện có của họ có phù hợp với những yêu cầu của mục tiêu không?
- Đội ngũ bán hàng đã có các công cụ phù hợp để đạt được mục tiêu ngay từ đầu chưa?
Khi đã tìm ra lý do tại sao mục tiêu không thành công, hãy giải quyết các rào cản và thử thực hiện lại một lần nữa.
Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End
🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM
🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
☎️ Hotline: 0938.603.496
📩 Email: info@openend.vn
Website: OpenEnd.vn
xem thêm bài : phát triển sản phẩm