Nguyên tắc khi sử dụng đòn bẩy trong kinh doanh

Trong những thời điểm thuận lợi, việc sử dụng hợp lý các đòn bẩy có thể giúp doanh nghiệp bứt phá tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ. Và ngược lại ở những giai đoạn khó khăn, đòn bẩy có thể giúp công ty duy trì tăng trưởng, hạn chế tối đa những thiệt hại. Vậy đòn bẩy trong kinh doanh là gì và bạn hiểu như thế nào về nó ?

đòn bẩy trong kinh doanh

Khái niệm đòn bẩy trong kinh doanh

Đòn bẩy kinh doanh trong tiếng Anh là Operating Leverage (Viết tắt là OL) hay còn gọi là đòn bẩy hoạt động là khái niệm được sử dụng để phản ánh mức độ ảnh hưởng của kết cấu chi phí kinh doanh của doanh nghiệp (kết cấu giữa chi phí kinh doanh cố định và chi phí kinh doanh biến đổi) đến lợi nhuận trước thuế và lãi vay khi doanh thu thay đổi. 

Đòn bẩy kinh doanh cao nhất khi công ty có tỷ lệ chi phí hoạt động cố định so với chi phí hoạt động biến đổi cao. Điều này có nghĩa là công ty đang sử dụng nhiều tài sản cố định hơn trong hoạt động của mình. Ngược lại, đòn bẩy kinh doanh thấp nhất khi công ty có tỷ lệ chi phí hoạt động cố định so với chi phí hoạt động biến đổi là thấp.

Đo lường hiệu quả đòn bẩy kinh doanh

Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh còn gọi là độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh hoặc mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh, thường được kí hiệu là DOL (Degree of Operating Leverage). Mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh đo lường mức độ thay đổi của lợi nhuận trước lãi vay và thuế do sự thay đổi của doanh thu hoặc khối lượng hàng bán. Với một kết cấu chi phí kinh doanh không thay đổi, độ lớn của đòn bẩy kinh doanh cho chúng ta biết phần trăm thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay khi doanh thu thay đổi 1%. Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh còn gọi là độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh hoặc mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh.

Mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh (DOL) = (Tỉ lệ thay đổi của lợi nhuận trước lãi vai và sau thuế)/ (Tỉ lệ thay đổi của doanh thu hay hàng bán)

Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh tại một mức doanh thu gốc được tính theo công thức sau:

DOL = Qx(P-V) / (Qx(P-V) -F)

Trong đó:

  • Q= số lượng hàng hóa được sản xuất( đối với DN sản xuất) hoặc được bán( đối với DN thương mại)
  • V= Chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị sản phẩm
  • P= Giá bán hàng hóa
  • F= Chi phí hoạt động cố định

Nguyên tắc của đòn bẩy kinh doanh

đòn bẩy trong kinh doanh

Nguyên tắc số 1: Làm 1 lần – Dùng nhiều lần

Nguyên tắc của đòn bẩy chính là bạn chỉ cần làm một lần. Viết ra quy trình công việc những gì bạn đang làm và chuyển giao nó cho người khác sẽ làm cho lần tới. Bạn cũng cần phải điều chỉnh những bước trong quy trình này cho đến khi nó trở nên nhất quán nhất, và dần dần nhân viên của bạn tự dựa vào quy trình để làm theo mà không cần bạn “chỉ và bảo” nữa.Như vậy, bạn đã hệ thống hóa được quy trình vận hành doanh nghiệp.

Nguyên tắc số 2: Làm ít – được nhiều

Đòn bẩy là một cách giúp bạn tăng hiệu quả công việc, bạn chỉ cần bỏ một chút nỗ lực mà vẫn làm ít được nhiều, tương tự như bạn dùng một chiếc đòn bẩy để nâng một vật nặng. Bạn chỉ cần liên tục điều chỉnh quy trình sao cho hợp lý, hiệu quả vận hành doanh nghiệp sẽ càng ngày càng tốt hơn và mang lại kết quả càng ngày càng nhất quán hơn.

Nguyên tắc số 3: Chia để nhân

Đó là nguyên tắc “chia sẻ” với nhân viên để “nhân bản” chính bạn thành nhiều người khác vận hành các quy trình của doanh nghiệp sao cho tốt hơn trước rất nhiều. Ví dụ, khi bắt đầu doanh nghiệp, bạn sẽ phải tự làm rất nhiều việc khác nhau, từ nhỏ tới lớn. Khi bạn có thêm nhân viên, bạn có thể giao những việc nhỏ cho nhân viên làm giúp bạn. Chẳng hạn như việc đánh một văn bản trên máy tính và in ra, hay fax một bản fax tới khách hàng, hay cách gọi điện thuyết phục khách hàng mua một sản phẩm bạn đang bán chậm. Khi một nhân viên đó đã thuần thục với quy trình, thì bạn yêu cầu nhân viên đó hướng dẫn cho một nhân viên khác làm công việc tương tự. Lúc đó bạn có nhiều nhân viên làm việc hiệu quả hơn và bạn rảnh thời gian hơn.


Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM

🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

☎️ Hotline: 0938.603.496

📩 Email: info@openend.vn

Website: OpenEnd.vn

xem thêm bài : Đào tạo nhân sự

One thought on “Nguyên tắc khi sử dụng đòn bẩy trong kinh doanh

  1. Pingback: Danh Sách 20+ nghệ thuật đòn bẩy là gì đầy đủ nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *