Mục tiêu là kim chỉ nam cho hành động của doanh nghiệp. Mục tiêu không chỉ đặt ra cho có, đây còn chính là đường hướng và phương pháp phát triển toàn bộ bộ máy kinh doanh trong thì hiện tại và cả ở tương lai. Vậy mục tiêu của doanh nghiệp là gì, làm thế nào để xây dựng mục tiêu hiệu quả? Cùng Open End tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục tiêu của doanh nghiệp là gì?
Mục tiêu của doanh nghiệp là khái niệm được nhắc đến khá nhiều, đặc biệt là khi tìm hiểu cụ thể về quy trình thành lập và vận hành một startup, agency hay công ty lớn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn mơ hồ và chưa giải thích triệt để được cụm từ này, cho dù đây là một yếu tố không thể không nhắc đến khi đặt chân vào môi trường thương trường cạnh tranh, khốc liệt và có tính đào thải cao.
Cụ thể, mục tiêu của doanh nghiệp (tên tiếng Anh: Business Objective) là kết quả, điểm đến và thành tựu mà công ty đặt ra ở những ngày đầu tiên nhằm xác định định hướng, tạo động lực cho nhân lực làm việc và đạt được những gì đã đặt ra trong một khoảng thời gian xác định.
Vì sao doanh nghiệp cần xây dựng mục tiêu?
Không quá khi khẳng định rằng, mục tiêu của doanh nghiệp chính là thước đo chuẩn xác, góp phần quan trọng trong việc định hình đúng đắn đường lối phát triển của tập thể cũng như tạo động lực, đẩy mạnh tinh thần và nhiệt huyết cống hiến của toàn bộ nhân sự trong công ty trên hành trình đạt được mục đích đã tạo lập.
Bởi vậy, một vài ý kiến cho rằng, cũng có thể trả lời câu hỏi “Mục tiêu của doanh nghiệp là gì” bằng cách so sánh yếu tố này với chiếc la bàn trong xây dựng và vận hành công việc. Bởi lẽ, mục tiêu đúng đắn sẽ giúp nhân viên tìm được đường hướng hoạt động, phát triển chuẩn xác, xây dựng được kế hoạch phù hợp với cá nhân nói riêng và toàn bộ tập thể doanh nghiệp nói chung trên hành trình bay cao, bay xa hơn nữa trong tương lai.
Ngoài ra, đối với những doanh nghiệp nhận thức được sự cần thiết của mục tiêu và nhanh chóng bắt tay vào định hướng mục tiêu phải đạt được trong tương lai gần, việc sắp xếp, bố trí nhân lực phù hợp cũng như đánh giá ưu, khuyết điểm của sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng sẽ diễn ra thuận lợi hơn. Đây cũng chính là yếu tố trọng tâm, gắn bó mật thiết và tạo nên sự gắn kết cho những người đang hướng chung về cùng 1 đích trong doanh nghiệp.
Mục tiêu của doanh nghiệp và những yêu cầu cần phải có
Hiểu rõ và có cái nhìn đúng đắn về mục tiêu của doanh nghiệp, cơ hội giữ một vị trí vững chắc trong thị trường sẽ có nhiều tiềm năng và hy vọng hơn trong tương lai. Tuy nhiên, bấy nhiêu là chưa đủ để khẳng định chiến lược đường dài này liệu có thực sự đảm bảo tính hiệu quả hay không.
Nói cách khác, sau khi đã trả lời được câu hỏi “mục tiêu của doanh nghiệp là gì?”, người lãnh đạo cần phải hiểu thật rõ tính chất sản phẩm mình mang lại cho thị trường, từ đó xác lập mục tiêu và phương hướng, lộ trình cụ thể để đạt được. Chắc chắn, chủ đầu tư phải sở hữu tầm nhìn xa trông rộng và đặc biệt, đảm bảo mục tiêu ấy phải đáp ứng được đầy đủ những tiêu chí sau:
Tính cụ thể
Khi xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch phát triển công ty, chắc chắn người đứng đầu phải đảm bảo được tính cụ thể, trả lời rõ: mục tiêu này liên quan trực tiếp đến chủ đề gì? Thời gian thực hiện thế nào là hợp lý? Kết quả cuối cùng cần đạt phải bảo toàn những yếu tố rõ ràng ra sao?
Cụ thể hóa chính là điều bắt buộc phải làm nhằm chỉ dẫn hệ thống nhân lực đi trên đúng con đường phát triển, không lệch định hướng và tầm nhìn nói chung của người quản lý.
Tính khả thi
Không sai khi nhận định rằng, chẳng có mục tiêu nào là dễ dàng thực hiện, và tất cả chúng ta cần dốc hết sức mình, trải qua nhiều thử thách, khó khăn để chạm tới vạch đích.
Tuy nhiên, đối với một doanh nghiệp, nhà lãnh đạo cần dựa vào quy mô và tình hình chung để hoạch định một mục tiêu hợp lý, xây dựng kế hoạch đường dài mang tính khả thi cao. Có như vậy, mục tiêu của doanh nghiệp đặt ra mới mang ý nghĩa làm đòn bẩy đốc thúc sự nỗ lực của nhân viên, đảm bảo tính hiệu quả và hợp lý cao xuyên suốt quá trình làm việc, hoạt động.
Tính nhất quán
Tính nhất quán trong mục tiêu doanh nghiệp là yếu tố cần thiết và quan trọng, nhằm đảm bảo tất cả các kế hoạch đặt ra cho từng phòng ban đều được thực hiện trơn tru, hướng đến mục đích tổng quát và sau cùng của cả tập thể trong từng thời kỳ.
Tính linh hoạt
Thương trường hơn chiến trường, không chỉ có tính cạnh tranh vô cùng khốc liệt với chuỗi doanh nghiệp xuất hiện dày đặc cùng đa dạng ngành hàng mỗi ngày, mà lĩnh vực này còn yêu cầu sự thay đổi thường xuyên, “F5” liên tục bản thân để tồn tại, cạnh tranh và chạy đua trong thị trường kinh tế.
Bởi vậy, quá trình hiện thực hóa mục tiêu càng nên áp dụng tính linh động xuyên suốt chặng đường hoạt động, nhằm đảm bảo kế hoạch đặt ra không bị lạc hậu, lỗi thời, hướng đến kết quả tốt và có sức tác động mạnh mẽ hơn trên thị trường.
Đây là một đặc trưng phải nắm rõ trong định hình mục đích và lên kế hoạch làm việc của mọi quản lý. Sự cứng nhắc và bảo thủ quá đà khi làm kinh tế có thể là yếu tố gây nguy hiểm nghiêm trọng tới toàn bộ tiến trình và kết quả mục tiêu của doanh nghiệp.
Cách xây dựng mục tiêu kinh doanh cho doanh nghiệp
Để xác định và xây dựng mục tiêu của doanh nghiệp một cách hiệu quả, hợp lý, người đứng đầu bắt buộc phải hoạch định mục tiêu dài hạn và phát triển thành từng mục tiêu ngắn hạn, cụ thể hóa những kết quả phải đạt được sau một khoảng thời gian xác định.
Xây dựng mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp dài hạn
Được phát triển theo đơn vị năm trở lên nên mục tiêu dài hạn của công ty và đơn vị kinh doanh cần được thực hiện theo các bước sau:
- Hoạch định tầm nhìn và xây dựng kế hoạch công việc dài hạn cho những năm sắp tới. Những mục tiêu kinh doanh dài hạn thậm chí có thời gian phát triển lên đến 10 năm.
- Chia nhỏ các đầu việc thành mục tiêu ngắn hạn để dễ dàng và cụ thể hóa quy trình đạt được sứ mệnh, không tạo cảm giác ngợp cho bộ máy nhân lực.
- Theo dõi thường xuyên tiến độ thực hiện mục tiêu kinh doanh dài hạn, cập nhật cụ thể tiến trình hoạt động để có biện pháp thay đổi và xử lý kịp thời.
Xây dựng mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp ngắn hạn
Để chạm được đến “đỉnh vinh quang” cuối cùng, từng mục tiêu ngắn hạn bắt buộc phải được xác định cụ thể và thực hiện một cách vững chắc, đầy đủ. Người quản lý lúc này cần đáp ứng các yếu tố sau:
- Chia nhỏ mục tiêu đến từng phòng ban, cá nhân phù hợp với chuyên ngành và năng lực
- Xác định đúng đắn tiến độ, mục tiêu của bộ máy nhân lực để triển khai kế hoạch phù hợp và đúng hướng nhất
- Hiểu rõ mức độ công việc phân bổ đến từng nhân viên có tác động như thế nào đến tiến trình chung
- Đảm bảo tất cả nhiệm vụ phải được thực hiện và xử lý một cách nghiêm túc cùng quyết tâm cao
Mục tiêu của doanh nghiệp là yếu tố cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng lớn đến tiến trình phát triển chung. Xây dựng mục tiêu và hoạch định cụ thể kế hoạch đường dài, việc doanh nghiệp hoạt động ổn định, nhịp nhàng và có tiềm năng trên thị trường khốc liệt chắc chắn là điều có thể làm được.
Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End
🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM
🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
☎️ Hotline: 0938.603.496
📩 Email: info@openend.vn
Website: OpenEnd.vn
xem thêm bài : tư vấn xây dựng thương hiệu