Ngoài lương, thưởng, chế độ phúc lợi thì lộ trình thăng tiến cũng là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp giữ chân nhân tài. Không phải nhân viên nào đi làm cũng chăm chăm nhìn vào đồng lương, họ còn quan tâm đến việc bản thân họ có phát triển tại môi trường này không và quá trình thăng tiến như thế nào. Vậy lộ trình thăng tiến là gì và làm thế nào để xây dựng lộ trình thăng tiến hiệu quả? Cùn Open End tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Lộ trình thăng tiến là gì?
1. Định nghĩa
Lộ trình thăng tiến là một kế hoạch định hướng phát triển giúp nhân viên hình dung mọi con đường dẫn đến các vị trí cao nhất. Khi được áp dụng đúng cách, lộ trình 5 cấp độ sẽ giúp nhân viên hiểu rõ hơn về tiềm năng trong sự nghiệp tương lai. Nó tạo ra mục đích cũng như động lực để đội ngũ nhân viên phát triển bản thân. Lộ trình thăng tiến cần dựa trên nguyện vọng nghề nghiệp, kỹ năng, kiến thức cần thiết, kinh nghiệm và năng lực cá nhân. Các thông tin này sẽ được sử dụng để tạo một kế hoạch tùy chỉnh với các tiêu chí rõ ràng. Nhân viên phải hoàn thành chúng để đạt được mỗi cột mốc sự nghiệp nhất định.
2. Mục tiêu
Trước khi thực hiện bất kỳ chương trình phát triển nhân viên nào, doanh nghiệp nên đặt mục tiêu để tất cả mọi người cùng theo đuổi. Đối với việc xây dựng và thực hiện lộ trình nghề nghiệp cũng vậy.
Mục tiêu của chương trình định hướng nghề nghiệp theo lộ trình thăng tiến 5 cấp độ cụ thể như sau:
- Xây dựng hệ thống nhân tài
- Giảm tỷ lệ luân chuyển nhân viên
- Cải thiện sự hợp tác của nhân viên
- Tăng tính đa dạng của đội ngũ quản lý
Lợi ích của việc xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên
Thực tế, nhân viên nào cũng mong muốn được công ty hỗ trợ và định hướng nghề nghiệp ngày càng tốt hơn. Ngược lại, đối với bất kỳ doanh nghiệp nào việc thiết lập một con đường sự nghiệp mang lại nhiều lợi ích cho bản thân công ty. Nó góp phần tạo nên lực lượng lao động chuyên nghiệp và tài năng.
1. Thu hút nhân tài
Có thể thiết lập một lộ trình phát triển sự nghiệp hiệu quả cho nhân viên sẽ giúp công ty nâng cao hình ảnh và vị thế của mình. Nhờ đó, đội ngũ lao động xuất sắc, có trình độ kỹ thuật, chất lượng cao sẽ mong muốn hợp tác và làm việc lâu dài tại doanh nghiệp.
2. Cải thiện sự gắn kết và hiệu quả công việc
Khi nhìn vào lộ trình thăng tiến, mỗi nhân viên sẽ biết mình cần phải làm gì để đạt được những mục tiêu đã đề ra. Bằng cách này, đội ngũ của doanh nghiệp sẽ làm việc năng suất, hiệu quả hơn. Từ đó, họ mang lại nhiều kết quả kinh doanh tiến bộ.
3. Giảm tỷ lệ xin nghỉ việc
Một công ty không có con đường sự nghiệp rõ ràng rất dễ dẫn đến tình trạng trì trệ và hao tổn sức lực làm việc của nhân viên. Sự thiếu sót này cũng có thể làm tăng các chi phí phát sinh khi nhân viên nghỉ việc liên tục.
Trong thời gian dài, một đội ngũ nhân sự thiếu ổn định sẽ gây ra các thiệt hại đến sự bền vững của doanh nghiệp. Vì vậy, một doanh nghiệp có tầm nhìn dài hạn, rõ ràng sẽ phải giữ chân nhân viên.
4. Tăng tính đa dạng cho đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp
Doanh nghiệp nên chú trọng ươm mầm những nhân viên cũ dã gắn bó với doanh nghiệp. Họ là nền tảng để xây dựng đội ngũ lãnh đạo đa dạng, năng động. Ngoài ra, cách này cũng giúp các công ty giảm chi phí tuyển dụng nhân viên mới từ bên ngoài cho vị trí lãnh đạo.
Các bước xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên
1. Tạo khung lộ trình thăng tiến
Khung năng lực cho lộ trình thăng tiến cho phép nhân viên hiểu được con đường đi lên các cấp quản lý trong lĩnh vực chức năng của họ.
Tất cả những gì doanh nghiệp cần là một biểu đồ hoặc đồ thị cơ bản để minh họa những thay đổi vị trí tiềm năng cho bất kỳ chức năng kinh doanh cụ thể nào. Ví dụ như hoạt động tiếp thị, bán hàng, nhân sự hay dịch vụ khách hàng…
Khung cơ bản trên là cơ sở của kế hoạch định hướng nghề nghiệp. Bởi lẽ, nó làm nổi bật các cơ hội phát triển nghề nghiệp cho nhân viên của doanh nghiệp trong suốt chặng đường gắn bó. Ví dụ, một người có thể bắt đầu từ vị trí thực tập sinh nhân sự đến chuyên viên và giám đốc nhân sự tương lai.
2. Mô tả công việc cho từng vị trí trong lộ trình
Tiếp theo, doanh nghiệp cần tạo một hồ sơ công việc bao gồm những mô tả chi tiết về các công việc cụ thể. Đối với mỗi vai trò, doanh nghiệp nên phác thảo và lập thành văn bản quy định đầy đủ trách nhiệm, kỹ năng và yêu cầu chung của doanh nghiệp.
Để làm cho các lộ trình thăng tiến trở nên rõ ràng, doanh nghiệp có thể đi sâu vào các thông số kỹ thuật chi tiết hơn như KPI, yêu cầu ngoại ngữ, giấy phé hành nghề, chứng chỉ,…
3. Xác định hiệu suất
Ở bước này, doanh nghiệp cần xác định các tiêu chuẩn về hiệu suất. Đó là các mức độ hiệu suất mà các cấp quản lý mong đợi ở từng vị trí công việc. Quản lý có thể ghi lại hành vi và kết quả năng suất của những nhân viên hàng đầu trong công ty. Sau đó doanh nghiệp kết hợp với tính khả thi chung và sử dụng nó như thước đo đánh giá.
4. Phát triển kết hợp với đào tạo nhân viên
Để thúc đẩy nhân viên trên con đường thăng tiến, các công ty nên trang bị thêm những chương trình đào tạo nội bộ. Chẳng hạn như đào tạo lãnh đạo, đào tạo chức năng chéo, học hỏi cùng các chuyên gia đầu ngành…
Doanh nghiệp có thể sử dụng một mô hình đào tạo chung cho tất cả các chức năng công việc, song sự linh hoạt và sáng tạo với từng vị trí vẫn là phương án tối ưu hơn. Đặc biệt, hãy tham khảo trực tiếp ý kiến của nhân viên về mong muốn đào tạo vì họ mới là đối tượng trung tâm mà toàn bộ lộ trình thăng tiến đang hướng tới.
Cách kết nối lộ trình thăng tiến cho nhân viên
1. Khảo sát thông tin chi tiết về nhân viên
Kết nối con đường sự nghiệp bắt đầu bằng việc điều tra khảo sát nhân viên. Doanh nghiệp sẽ có được những hiểu biết chính xác về nguyện vọng, khó khăn, động lực và khả năng hiện tại. Nó đem đến những thông tin ban đầu để phân tích và đánh giá các kỹ năng cần được phát triển theo các vị trí chuyên môn khác nhau.
2. Tổ chức các cuộc họp trực tiếp để hiểu định hướng nghề nghiệp
Để hiểu rõ định hướng nghề nghiệp tương lai của từng nhân viên, cuộc họp 1-1 cần được tổ chức sau khi khảo sát xong. Doanh nghiệp nên thể hiện kỹ năng lắng nghe, đưa ra các phản hồi có tính xây dựng. Những định hướng cá nhân mà nhân viên cung cấp trong các cuộc họp này sẽ là chìa khóa rất quan trọng để thiết lập lộ trình thăng tiến cho doanh nghiệp.
3. Xem xét các “điểm chạm” giữa nguyện vọng của nhân viên và định hướng kinh doanh
Mặt khác, doanh nghiệp cần hiểu rằng mọi công ty đều có nguồn lực hạn chế và không thể đáp ứng mọi nhu cầu của đội ngũ. Vì thế, thay vì đưa ra quá nhiều cam kết với nhân viên, hãy dành thời gian để tìm ra điểm chung giữa cá nhân và doanh nghiệp trên con đường sự nghiệp.
4. Chia sẻ ý tưởng phát triển nghề nghiệp
Doanh nghiệp nên chia sẻ với nhân viên của mình lý do tại sao doanh nghiệp phải thực hiện chương trình lộ trình thăng tiến. Ngoài ra, doanh nghiệp cần nhấn mạnh rằng tổ chức cam kết đầu tư vào sự phát triển chung của đội ngũ. Khi đó, mỗi nhân viên đều sẽ cảm thấy được quan tâm, có niềm tin và động lực phát triển lâu dài.
Lưu ý khi xây dựng lộ trình thăng tiến
1. Thông báo cụ thể và lắng nghe ý kiến nhân viên
Trước khi xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên, doanh nghiệp nên gửi thông báo, chia sẻ về mong muốn và mục tiêu của doanh nghiệp. Từ đó, hãy lắng nghe những suy nghĩ, lựa chọn và nguyện vọng của họ cho tương lai.
Doanh nghiệp nên linh hoạt trong việc yêu cầu tổ chức thảo luận vì mỗi nhân viên sẽ có những lựa chọn khác nhau. Doanh nghiệp cần hiểu các lựa chọn của nhân viên để xác định hướng phát triển, kèm cặp, đào tạo. Lộ trình này chỉ thực sự hiệu quả nếu nó có sự đầu tư, hợp tác từ cả hai phía lãnh đạo và nhân viên.
2. Không nên hứa hẹn tuyệt đối
Nhà quản lý hay chủ doanh nghiệp không nên hứa hẹn quá mức hoặc đảm bảo điều gì đó tuyệt đối. Thay vào đó, hãy nói với nhân viên rằng doanh nghiệp sẽ hỗ trợ hết sức có thể.
Nhân viên sẽ chịu trách nhiệm hoàn thành công việc theo lộ trình thăng tiến và nhà quản trị sẽ chỉ đóng vai trò hỗ trợ, đánh giá. Đồng thời, nhân viên cần cam kết họ vẫn đảm bảo các nhiệm vị hàng ngày một cách chất lượng thay vì bị sao nhãng vào các khóa học đào tạo hoặc các dự án riêng để được thăng tiến nhanh hơn.
Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End
🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM
🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
☎️ Hotline: 0938.603.496
📩 Email: info@openend.vn
Website: OpenEnd.vn
xem thêm bài : xây dựng hệ thống doanh nghiệp