Kinh doanh theo chuỗi: Thuận lợi và khó khăn

Trong thị trường hiện nay, để chiếm được doanh số và thị phần thì rất nhiều doanh nghiệp đã mở rộng bằng hình thức kinh doanh theo chuỗi. Nhắc đến sự thành công của mô hình kinh doanh theo chuỗi thì có thể kể tới những thương hiệu như: Điện Máy Xanh, Phúc Long, Highland Coffee,… Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng chuyển mình thành công khi mở rộng mô hình kinh doanh theo chuỗi. Doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với cơ hội và thách thức ra sao khi theo đuổi mô hình kinh doanh này? Cùng Open End tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Kinh doanh theo chuỗi

Kinh doanh theo chuỗi là gì?

Kinh doanh theo chuỗi có tên gọi tiếng Anh là Business chain, đây là khái niệm dùng để chỉ một quá trình mà chủ thể đầu tư nguồn lực vào một hình thức phân phối duy nhất. Sau đó những chủ sở hữu này sẽ quản lý một cách tập trung nhiều cửa hàng hay các điểm bán lẻ. Chúng có thể những điểm bán lẻ hoặc cửa hàng hữu hình hoặc điểm bán lẻ, cửa hàng cung cấp dịch vụ. 

Thuận lợi và khó khăn khi kinh doanh theo mô hình chuỗi

Việc tiến hành kinh doanh theo chuỗi sẽ đưa tới cho doanh nghiệp nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, tuy nhiên, bên cạnh đó cũng phát sinh nhiều khó khăn mà doanh nghiệp cần phải nắm bắt để hạn chế tối đa tác động của nó.

Về Tiếp thị

Thuận lợi

  • Với mô hình kinh doanh theo chuỗi doanh nghiệp có thể tạo ra một sự đồng bộ trong việc nhận diện thương hiệu
  • Những chương trình xúc tiến và quảng bá rộng rãi sẽ được phân công với trách nhiệm rõ ràng đồng nhất cách thức triển khai. 
  • Với mô hình kinh doanh theo chuỗi thì tốc độ thâm nhập thị trường sẽ được đẩy nhanh hơn. Cùng với đó chủ đầu tư có thể chủ động triển khai hợp tác với những thương hiệu có tiếng trên thị trường để có thể đẩy nhanh hiệu quả thương hiệu. 
  • Mô hình kinh doanh này sẽ đem lại nhiều lợi thế hơn trong quá trình chăm sóc khách hàng.

Khó khăn

Từ thực tiễn của nhiều doanh nghiệp đã và đang gặp phải thì chúng ta rút ra được một số những hạn chế sau trong hoạt động tiếp thị: 

  • Việc cộng đồng hoá hoặc địa phương hóa những hoạt động xúc tiến tại các chi nhánh, cửa hàng sẽ thấp hơn bởi vì nhiều quản lý và nhân viên coi đó là công việc của phòng tiếp thị chứ không phải công việc của mình. 
  • Bên cạnh đó ngân sách chi ra cho hoạt động quảng bá, quảng cáo thường cao hơn bởi vì cần phải triển khai đồng bộ ở toàn bộ các chi nhánh, cửa hàng.
  • Cùng với đó việc theo dõi các chiến dịch tiếp thị cũng trở nên khó khăn hơn bởi vì trách nhiệm cuối cùng chủ yếu là quy về phòng tiếp thị. 

Về Tài chính

Thuận lợi

Về góc độ tài chính thì mô hình kinh doanh theo chuỗi sẽ đem tới những lợi ích cụ thể như: 

  • Tạo được tính minh bạch trong hoạt động của toàn hệ thống và đặc biệt là trong các báo cáo tài chính. Nhờ đặc điểm này mà nhiều mô hình kinh doanh theo chuỗi thường thuận lợi phát triển ở thị trường Việt Nam. 
  • Giảm thiểu nguy cơ rủi ro liên quan tới nợ xấu cũng như các rủi ro về quản lý tài chính
  • So với hình thức là lấy nguồn doanh thu từ phí sử dụng thương hiệu liên tục (royalty fee) thì doanh nghiệp có thể đạt mức lợi nhuận cao hơn từ hoạt động kinh doanh từ nhiều chi nhánh, cửa hàng hay thị trường khác nhau. Với một thị trường có khuynh hướng phát triển ổn định thì việc sử dụng mô hình kinh doanh theo chuỗi sẽ hướng tới việc nâng cao được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. 
  • Với cơ cấu tổ chức công ty theo hệ thống, việc quản lý tài chính trở nên thuận lợi hơn chủ đầu tư có thể nắm bắt được cụ thể tình hình tài chính một cách rõ ràng và kịp thời đưa ra các phương án cải tiến hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Kinh doanh theo chuỗi

Khó khăn

Vận hành doanh nghiệp theo mô hình kinh doanh theo chuỗi sẽ phải đối mặt với một số những khó khăn chủ yếu sau đây: 

  • Việc đầu tư vào mô hình kinh doanh theo chuỗi thường cần phải có một nguồn vốn lớn đảm bảo sự đồng bộ tại các chi nhánh, cửa hàng. Nếu nguồn vốn ban đầu lớn và thời gian trường vốn dài hạn thì cơ bản sẽ không phát sinh quá nhiều vấn đề liên quan. Nhưng nếu quá trình hoà vốn diễn chậm mà số tiền bỏ ra đầu tư quá lớn sẽ làm cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. 
  • Quản lý tài chính trong nội bộ không kiểm soát chặt chẽ sẽ dễ gây ra tình trạng thất thoát chi phí trong chuỗi cung ứng. 
  • Trong quá trình phát triển chuỗi nhà đầu tư cần phải có quỹ tài chính cùng những kế hoạch dự đoán rõ ràng về dòng tiền, nguồn quỹ đầu tư hay lãi lỗ có thể xảy tới trong tương lai. Nếu không chuẩn bị kỹ lưỡng, doanh nghiệp dễ bị khủng hoảng tài chính. Nguồn vốn tự có quá thấp và không có đối tác hỗ trợ tài chính sẽ khiến doanh nghiệp đối diện với nhiều khó khăn không thể lường trước. 

Về tổ chức hành chính nhân sự

Để có thể phát triển bền vững thì đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp phát triển theo mô hình kinh doanh theo chuỗi có thể từng bước lên cao. Tuy nhiên quá trình này cần phải có sự kiên nhẫn với mức đầu tư lớn mang tính dài hạn. Tại những nước đang phát triển như Việt Nam thì rõ ràng đây chính là một thách thức vô cùng lớn bởi vì hiện nay thị trường lao động Việt Nam đang thiếu nguồn nhân sự chuyên ngành và tính trung thành của nhân viên vô cùng thấp. 

Ngoài ra đội ngũ quản lý cấp trung của doanh nghiệp như cấp trưởng phòng hay chi nhánh trưởng, cửa hàng trưởng vẫn đang rất khó tìm kiếm cụ thể là ở thị trưởng Việt Nam. Trên thực tế nhiều nhân viên đảm nhận các vị trí trên còn thiếu năng lực quản lý nên hoạt động của chuỗi chưa thực sự hiệu quả. Điều này làm nhân viên dễ mất động lực làm việc, thiếu nhiệt huyết, không thể phát triển. 

Về phát triển mạng lưới chi nhánh

Thuận lợi

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh theo chuỗi thường dễ dàng hợp tác chiến lược với các công ty quản lý địa ốc, với mặt bằng bán lẻ lớn. Nếu chủ đầu tư là người quyết đoán, ra quyết định nhanh chóng thường thích hợp hợp tác với chuỗi hệ thống nhượng quyền. Cùng với đó nếu tiềm lực tài chính mạnh thì tốc độ phát triển hệ thống sẽ trở nên siêu nhanh. 

Khó khăn

Bởi đặc thù riêng trong quá trình phát triển nên theo thời gian doanh nghiệp sẽ trải rộng địa bàn trên nhiều địa phương hay lãnh thổ khác nhau. Mọi hoạt động quản lý đều phụ thuộc chủ yếu vào một loạt đội ngũ quản lý trung thực, có khả năng hợp tác cao. Vì lý do đó nên có bất cứ sự cố hay rủi ro  nào diễn ra trong khâu quản lý, cung ứng,… đều có thể dẫn tới khủng hoảng của cả một hệ thống, khó có thể cứu vãn. 

Nếu đưa doanh nghiệp phát triển ở các quốc gia, lãnh thổ có những khác biệt quá lớn về văn hoá, hành vi người tiêu dùng thì với nhiều doanh nghiệp chưa thực sự phát triển, có quy mô vừa và nhỏ sẽ dễ cảm thấy quá tải, vượt quá nền tảng vốn có cũng như nguồn lực bên trong doanh nghiệp và dễ dàng đi tới bờ vực phá sản.

Kinh doanh theo chuỗi

Về hoạt động

Thuận lợi

Những quy trình, tiêu chuẩn trong một doanh nghiệp hoạt động theo mô hình kinh doanh theo chuỗi thường nghiêm ngặt và xử lý nghiêm khắc những sai phạm của nhân viên. Bởi vậy nên những hệ thống chưa thực sự phát triển ở Việt Nam luôn vô cùng cẩn trọng trong vấn đề này. Ngoài ra tính nhất quán trong quy trình bán hàng, quy trình chăm sóc khách hàng hay tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm cũng luôn được chú trọng. Đó là nền tảng để xây dựng doanh nghiệp uy tín, hưng thịnh và nâng cao hơn trình độ của đội ngũ nhân viên theo quy định của công ty. 

Bên cạnh đó những hoạt động liên quan tới việc tập huấn nhằm nâng cao được năng lực làm việc cho nhân viên từng chi nhánh, cửa hàng hay từng khu vực thị trường cũng luôn được chú trọng, diễn ra thường xuyên. Cùng với đó những rủi ro liên quan tới tranh chấp thấp hơn bởi doanh nghiệp sở hữu toàn bộ hệ thống chi nhánh, cửa hàng hay thị trường.

Quá trình vận hành của các chi nhánh, cửa hàng chuỗi cũng diễn ra vô cùng linh hoạt sao dễ dàng thích nghi với tập tục, thói quen người dân ở từng vùng, miền vì vậy nên dễ được lòng khách hàng. Đặc biệt trong trường hợp nếu một cửa hàng nào đó hoạt động ngưng trệ và phải đóng cửa thì khả năng sinh lời của toàn bộ hệ thống sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi chỉ tiêu tài chính của từng chi nhánh, cửa hàng sẽ tách bạch riêng biệt. 

Khó khăn

Do để đảm bảo được nhu cầu hàng ngày của hệ thống chi nhánh và các cửa hàng nên nhà đầu tư cần phải tập trung dồn tiền liên tục vào việc vận hành quản trị cũng như xúc tiến chi nhánh. Đây là thức thách quá lớn đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. 

Mỗi một chi nhánh hay một cửa hàng nếu muốn phát triển thì phụ thuộc phần lớn vào năng lực quản lý của cửa hàng trưởng hoặc chi nhánh trưởng. Tuy nhiên, hiện nay ở thị trường Việt Nam, hiệu quả kinh doanh của mỗi chi nhánh luôn là thách thức vô cùng lớn cần tìm ra  giải pháp phù hợp. 

Bên cạnh đó vấn đề thường hay gặp phải của những doanh nghiệp kinh doanh theo chuỗi trong ngành bán lẻ, nhà hàng hay dịch vụ thường gặp phải đó chính là đảm bảo được nguồn nhân viên làm việc xuyên suốt cả những ngày nghỉ lễ, Tết,… Bởi vậy nên đây luôn là bài toán khó cho nhiều doanh nghiệp hoạt động theo chuỗi tại Việt Nam. 

Ngoải ra, để mở ra thêm một chi nhánh thì nhà đầu tư buộc phải bỏ ra nguồn lực đủ để giải quyết hiệu quả những vấn đề liên quan tới giấy tờ pháp lý, hạch toán thuế, đăng ký thuế,… Cùng với đó, mọi rủi ro có thể xảy ra doanh nghiệp đều cần phải đứng ra tự chịu trách nhiệm. 

Bởi tính chất mua hàng và dự trữ tập trung nên nguy cơ “dự trữ chết”  hoàn toàn có thể xảy ra. Bởi nhà cung cấp sẽ rất khó để nhanh chóng điều chỉnh về số lượng, chủng loại hay chất lượng sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng trên toàn bộ hệ thống. 


Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM

🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

☎️ Hotline: 0938.603.496

📩 Email: info@openend.vn

Website: OpenEnd.vn

xem thêm bài : tư vấn kinh doanh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *