Trong kinh doanh, đối thủ cạnh tranh là một phần không thể thiếu bởi họ vừa tạo ra áp lực và cũng vừa là động lực của doanh nghiệp. Vậy đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào? Cùng Open End phân tích qua bài viết dưới đây.
Đối thủ cạnh tranh là gì?
Trong kinh doanh, định nghĩa đối thủ cạnh tranh được hiểu là những người, nhóm, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất. Họ cùng buôn bán các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ hướng tới một đối tượng khách hàng hay một thị trường nhất định.
Chẳng hạn:
- Trên thị trường nước giải khát, hai đối thủ cạnh tranh lớn của nhau là Coca Cola và Pepsi.
- Trên thị trường xe siêu sang, 2 thương hiệu hàng đầu thế giới là Roll royce và Bentley cũng đang cạnh tranh gay gắt.
Tại sao cần phân tích đối thủ cạnh tranh?
Phân tích đối thủ cạnh tranh giúp tạo cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp. Biết được đối thủ đang bỏ qua phân khúc thị trường nào từ dó từ đó doanh nghiệp có thể tận dụng để tạo lợi thế cạnh tranh, đưa ra những sản phẩm, thương hiệu mới để không cạnh tranh trực tiếp.
Phân tích thị trường là điều kiện tiên quyết cho một doanh nghiệp. Bạn cần làm việc này trước khi bắt đầu kinh doanh và sản xuất một mặt hàng nào đó. Hãy phân tích trên nhiều khía cạnh như môi trường bên trong và bên ngoài, môi trường vi mô và vĩ mô…
Đặc biệt, trong mỗi loại môi trường thì cần phân tích nhiều yếu tố có thể tác động đến doanh nghiệp. Trong đó, Ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh đến doanh nghiệp là yếu tố cực kỳ quan trọng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Bởi đối thủ cạnh tranh sẽ quyết định tính chất cũng như mức độ cạnh tranh trên thị trưởng. Từ đó ảnh hưởng rất lớn đến sự thành bại của một chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.
Phân loại đối thủ cạnh tranh
Ở bất kì ngành nghề nào thì các doanh nghiệp cũng phải chịu sự ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh. Điều này làm ảnh hưởng mục tiêu của doanh nghiệp, đặc biệt là mục tiêu về lợi nhuận.
Việc tìm hiểu và phân biệt đối thủ cạnh tranh luôn là nhiệm vụ quan trọng của việc nghiên cứu thị trường. Ta có thể phân tích thành 4 loại hình đối thủ cạnh tranh như sau:
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là những công ty, tổ chức kinh doanh sản phẩm, dịch vụ giống hoặc tương tự nhau. Họ cùng nhắm đến cùng đối tượng khách hàng và đáp ứng cùng một nhu cầu.
Ví dụ: Apple và Samsung là đối thủ của nhau trong thị trường điện thoại thông minh. Họ sản xuất những chiếc smartphone có công dụng như nhau, cùng bán hàng trên thị trường toàn thế giới.
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp là những công ty, tổ chức kinh doanh các loại sản phẩm, dịch vụ khác biệt nhau. Tuy nhiên, họ lại cùng đáp ứng cùng một nhu cầu khách hàng.
Ví dụ, khách hàng vào một cửa hàng mua bánh mì nhưng phát hiện hết hàng. Họ thường dễ dàng chuyển qua mua mì tôm thay vì tiếp tục tìm kiếm. Khi đó, doanh nghiệp kinh doanh mì tôm và doanh nghiệp kinh doanh bánh mì lại trở thành đối thủ cạnh tranh gián tiếp của nhau.
Đối thủ cạnh tranh tiềm thức
Đối thủ cạnh tranh tiềm thức là những công ty, tổ chức kinh doanh không cạnh tranh trực tiếp về việc bán sản phẩm, dịch vụ. Thế nhưng chúng cạnh tranh nhau trong tiềm thức của người tiêu dùng. Từ đó nó ảnh hưởng đến hành vi mua hàng mình.
Điển hình như khi khách hàng muốn bổ sung vitamin C. Chúng ta có thể ăn trái cây như cam nhưng cũng có thể dùng thực phẩm khác như thuốc uống, thực phẩm chức năng… Như vậy rõ ràng kinh doanh trái cây và kinh doanh thực phẩm tưởng chừng khác biệt lại đang cạnh tranh nhau.
Đối thủ cạnh tranh đối tác
Đối thủ cạnh tranh đối tác là những công ty, tổ chức mà trước đây họ là đối tác giới thiệu hiệu quả của công ty. Nhưng trong công việc kinh doanh biến động, họ đã phát triển trở thành đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào?
Sự ganh đua đến từ đối thủ cạnh tranh luôn có những tác động nhất định đến doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng từ cơ cấu tổ chức đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Tác động tích cực
Sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh khiến các doanh nghiệp trong và ngoài ngành đều phải dè chừng. Bởi sự xuất hiện ấy đang đe dọa đến nguồn thu nhập của doanh nghiệp. Nó khiến thị phần chung bị san sẻ cho những thương hiệu khác nhau.
Nhưng đồng thời, nó là lời cảnh báo mạnh mẽ cho những nhà quản trị và toàn công ty. Từ đó, nó tạo tiền đề cho những thay đổi cần thiết về sản phẩm, dịch vụ, cung ứng… Doanh nghiệp sẽ chủ động thay thế những thứ đã cũ, đã lạc hậu, không còn phù hợp thị hiếu khách hàng ưa chuộng.
Không chỉ thế, doanh nghiệp có thể học hỏi những bài học kinh nghiệm từ chính đối thủ cạnh tranh của mình. Đặc biệt, nếu họ kinh doanh những sản phẩm giống hoặc tương tự mình và cùng hướng tới giải quyết một nhu cầu hay đáp ứng một tệp khách hàng nhất định.
Những lần triển khai hoạt động sản xuất, Marketing, bán hàng… của họ sẽ là những case study thực tế nhất mà doanh nghiệp nên học hỏi. Cách đối thủ cạnh tranh triển khai sản xuất, bán hàng sẽ là những điểm cần lưu ý cho chiến lược kinh doanh sắp tới của doanh nghiệp.
Xem xét kỹ lưỡng đồng thời áp dụng vào thực tế của doanh nghiệp sẽ tránh được những thất bại không đáng có.
Tác động tiêu cực
- Ảnh hưởng tiêu cực đến thị phần
Lợi nhuận chính là mục tiêu đầu tiên trong hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Không một doanh nghiệp nào muốn san sẻ thị phần kinh doanh hay giảm đi nguồn lợi nhuận vốn có của mình.
Vì thế, điều đáng lo ngại nhất khi nhắc tới ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh chính là lợi nhuận và thị phần của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp đã hoạt động lâu hay có tiềm lực tài chính mạnh đều có thể bị đe dọa bởi những đối thủ cạnh tranh. Dù họ có quy mô nhỏ hơn hay mới gia nhập thị trường. Bởi lẽ, họ đang tràn đầy tham vọng đẩy mạnh kinh doanh.
Đối thủ cạnh tranh sẽ tìm mọi cách nhằm giành lấy khách hàng như giảm giá, ưu đãi, chăm sóc khách hàng… Họ sẽ cố gắng làm tốt hơn doanh nghiệp bạn để mở rộng tệp khách hàng. Cuối cùng, nỗ lực tăng thị phần của họ trên thị trường. Đó chính là điều mọi doanh nghiệp lo sợ.
- Ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn khách hàng
Nguồn doanh thu cho doanh nghiệp đến từ khả năng mua của khách hàng, nhất là lượng khách hàng trung thành. Vì thế đối thủ cạnh tranh luôn tìm cách để lấy đi những khách hàng trung thành mà doanh nghiệp đang có. Đồng thời thu hút những khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp đang hướng tới.
Với những khách hàng tiềm năng của bạn, đối thủ cạnh tranh sẽ luôn là người nhanh chân hơn. Họ sẽ tìm mọi cách lôi kéo những khách hàng trung lập này trở thành khách hàng trung thành của mình. Nhờ vậy tăng lượng mua hàng, tăng lợi cho doanh nghiệp.
Đó cũng là nguy cơ của doanh nghiệp sẽ không còn khách hàng để tiếp cận, thị thần không còn khả năng phát triển. Vì lý do đó mà doanh thu, lợi nhuận không còn cơ hội để tăng thêm.
Còn đối với những khách hàng trung thành, họ chính là nguồn sống của doanh nghiệp. Theo nguyên tắc 80/20 thì 80% doanh thu của doanh nghiệp đến từ 20% lượng khách hàng trung thành nhất. Lượng khách hàng này tạo ra phần lớn doanh thu nên họ luôn bị đối thủ cạnh tranh dòm ngó. doanh nghiệp cần có những chính sách chăm sóc khách hàng để giữ chân các khách hàng này.
Theo những gì đã phân tích, đối thủ cạnh tranh là những công ty, tổ chức có sản xuất và kinh doanh cùng một loại sản phẩm, hàng hóa. Hoặc họ có thể cùng giải quyết một nhu cầu giống nhau cho khách hàng.
Với đặc điểm đó, họ luôn cần những cá nhân có thể hiểu rõ về sản phẩm và thị trường kinh doanh. Đặc biệt, nếu hiểu rõ đối thủ cạnh tranh bạn sẽ dễ dàng thực hiện xuất sắc những nhiệm vụ được giao.
Doanh nghiệp cần tìm những nhân tài đó ở đâu? Đó chính là những nhân viên, quản lý xuất sắc đang làm việc cho đối thủ cạnh tranh. Họ đã được đối thủ kinh doanh đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Họ hiểu biết rất rõ về sản phẩm, thị trường, đặc biệt là công ty. Những đối thủ cạnh tranh luôn muốn đưa họ về với những lời mời hấp dẫn về lương, thưởng…
Tuy nhiên, vấn đề nào cũng có hai mặt. Doanh nghiệp cũng sẽ phải đổi diện với nguy cơ bị chảy máu chất xám. Những nhân tài của công ty sẽ chuyển sang đối thủ nếu không có môi trường phát triển và phúc lọi tốt. Do đó, doanh nghiệp cần đề ra chính sách đào tạo bài bản, lên kế hoạch ngân sách để bồi dưỡng nhân viên tiềm năng.
Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End
🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM
🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
☎️ Hotline: 0938.603.496
📩 Email: info@openend.vn
Website: OpenEnd.vn
xem thêm bài : tư vấn kinh doanh