Doanh nghiệp định giá sản phẩm như thế nào ?

Định giá sản phẩm là chiến lược đầu tiên cần xem xét đến để doanh nghiệp có lợi nhuận và tăng trưởng. Chiến lược định giá phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận trong việc bán sản phẩm, dịch vụ và cạnh tranh được trên thị trường.

Doanh nghiệp định giá sản phẩm

Những yếu tố nào ảnh hưởng tới chiến lược định giá? Nó sẽ bao gồm chi phí sản xuất, phạm vi sản xuất, phân phối giá, giá đối thủ cạnh tranh… và rất nhiều yếu tố khác cộng lại. Bạn sẽ không thể bán mãi một sản phẩm với giá thấp so với thị trường, và càng không thể bán giá quá cao vì khách hàng không thể sử dụng. Do đó, ở mỗi thời điểm khác nhau, doanh nghiệp có thể áp dụng những chiến lược giá khác nhau.

Cùng Open End tìm hiểu 10 chiến lược định giá sản phẩm mà doanh nghiệp có thể tham khảo, áp dụng để điều chỉnh các chiến lược kinh doanhmarketing phù hợp qua bài viết dưới đây.

1 – Chi phí cộng thêm (Cost plus pricing)

Định giá liên quan đến chi phí sản xuất, chi phí phân phối và tỷ suất lợi nhuận dự kiến

2 – Chiến lược giá thâm nhập (Penetration pricing strategy)

Thiết lập một mức giá thấp để tăng doanh số bán hàng và thị phần sau đó mới tăng giá.

VD: các công ty viễn thông khi lắp đặt mạng sẽ cung cấp modem wifi miễn phí để có nhiều khách hàng. Chi phí họ sẽ thu lại dựa vào gói băng thông khách hàng lựa chọn.

3 – Định giá dựa trên giá trị (Value -based pricing)

Đặt giá dựa trên  giá trị mà khách hàng nhận được. Bạn có thể khảo sát thị trường để đưa ra mức giá phù hợp. 

4 – Định giá dựa trên mức độ cạnh tranh (Competition based pricing)

Chiến lược này, bạn sẽ định giá dựa trên độ cạnh tranh với đối thủ. Tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh và quyết định có hay không bạn muốn đặt một mức giá cao hơn hay thấp hơn hoặc bằng họ. Nếu như bạn có một lợi thế cạnh tranh nào đó thì bạn có thể định giá cao hơn.

5 – Giá giảm dần (Skimming pricing)

Thiết lập một mức giá ban đầu cao và sau đó từ từ hạ giá xuống để hướng tới thị trường rộng lớn hơn. Mục tiêu thu lợi nhuận từ chính mức giá giảm cho tầng khách hàng đó.

VD: Sản phẩm trên các trang thương mại điện tử thường được định giá cao hơn nhiều so với giá bán thông thường để có thể áp dụng các vocher giảm giá và các khuyến mại về giá khác. 

6 – Định giá theo “dòng sản phẩm” (Product line pricing)

Đặt giá khác nhau cho các sản phẩm khác nhau trong cùng một phạm vi sản phẩm để đạt được thị trường mục tiêu khác nhau.

7 – Định giá theo tâm lý (Psychological pricing)

Định giá theo tâm lý khách hàng

8 – Giá cao cấp (Premium pricing)

Định giá cao để thể hiện sự độc quyền sản phẩm của bạn

9 – Định giá bằng với đối thủ cạnh tranh (Status Quo Pricing)

Định giá bằng với đối thủ cạnh tranh với bạn để tránh “ chiến tranh” giá và duy trì ở mức độ vừa phải nhưng ổn định.

10 – Giá tùy chọn (Optional Pricing)

Đặt giá tùy chọn bằng cách đưa ra mức giá cơ bản thấp có thể thu hút được khách hàng trong khi vẫn có khả năng bán các tiện ích đi kèm sau này


Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM

🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

☎️ Hotline: 0938.603.496

📩 Email: info@openend.vn

Website: OpenEnd.vn

xem thêm bài : Quản trị nhân sự

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *