Chiến lược tiếp cận thị trường hiệu quả cho doanh nghiệp

Tiếp cận thị trường là công việc quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt để có được kết quả cao trong kinh doanh và bán hàng. Cùng Open End tìm hiểu thông tin kiến thức liên quan đến khái niệm tiếp cận thị trường cũng như các cách để doanh nghiệp tiếp cận thị trường hiệu quả qua bài viết dưới đây.

tiếp cận thị trường hiệu quả cho doanh nghiệp

Khái niệm về tiếp cận thị trường

Tiếp cận thị trường (Market Access) là một thuật ngữ dùng để chỉ việc một doanh nghiệp triển khai kinh doanh hàng hóa và dịch vụ ra thị trường quốc tế. Điểm đặc trưng đó là khả năng bán hàng trên thị trường thường đi kèm với thuế và thuế quan, thậm chí là cả hạn ngạch. Đây là điểm khác biệt với thị trường thương mại tự do khi mà việc lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ được tự do mà không cần phải chịu chi phí từ bất kỳ chính phủ nào áp đặt.

Tiếp cận thị trường thường đề cập đến thương mại trong nước và quốc tế tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là thị trường quốc tế. Với rất nhiều quốc gia hiện nay, tiếp cận thị trường được xem như mục tiêu của các cuộc đàm phán thương mại, tăng cường quan hệ thương mại giữa các nước trong khu vực và thế giới.

Lợi ích khi thiết lập chiến lược tiếp cận thị trường

Xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường là cách mà doanh nghiệp hướng đến khả năng tiếp cận khách hàng và tạo ra lợi thế cạnh tranh trước đối thủ của mình thông qua quá trình phân phối dịch vụ, sản phẩm đến tay người tiêu dùng dựa trên yếu tố về giá cả, thương hiệu và kênh phân phối

Việc thiết lập các chiến lược tiếp cận thị trường sẽ mang đến cho doanh nghiệp các lợi ích như sau:

  • Xây dựng được một bản kế hoạch và phương hướng triển khai cho sản phẩm, dịch vụ và các bên liên quan
  • Giảm thiểu thời gian phân phối sản phẩm, dịch vụ ra ngoài thị trường
  • Định hướng con đường phát triển lâu dài cho doanh nghiệp.
  • Nâng cao trải nghiệm và mang đến sự hài lòng cho khách hàng
  • Tạo ra lợi thế cạnh tranh khi ra mắt sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng
  • Gia tăng khả năng phản ứng với những sự thay đổi từ mong muốn của khách hàng

Thành phần cốt lõi của một chiến lược tiếp cận thị trường

Một chiến lược tiếp cận thị trường sẽ bao gồm 5 thành phần cốt lõi như sau:

  • Thị trường: Thị trường được hiểu là một khu vực hay tập hợp một số người có mong muốn, nhu cầu và có khả năng chi trả cho một sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp nhằm thỏa mãn mong muốn của họ. Thị trường phải được xác định một cách rõ ràng, cụ thể và thu hút được nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng tham gia.
  • Mô hình phân phối: Doanh nghiệp xác định các kênh hoặc chiến lược marketing cho sản phẩm nhằm mục đích tiếp cận khách hàng. Ngoài kênh trực tiếp thì các kênh tiếp thị gián tiếp cũng nằm trong kế hoạch tiếp cận thị trường của doanh nghiệp.
  • Thông điệp: Là những thành phần định vị và thông điệp sản phẩm được doanh nghiệp triển khai ra ngoài thị trường nhằm mục đích định vị thương hiệu trong mắt khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp cần xác định điểm độc đáo của sản phẩm so với đối thủ trên thị trường.
  • Khách hàng: Cần phải xác định rõ ràng người mua sản phẩm, dịch vụ trong thị trường là ai? Doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu thu thập dữ liệu để xây dựng chiến lược bán hàng cho khách hàng cũ và mới.
  • Giá cả: Là chiến lược giá cho sản phẩm nhằm mục đích thu hút khách hàng tiềm năng trên thị trường tiến hành mua sắm sản phẩm của doanh nghiệp. 

tiếp cận thị trường hiệu quả cho doanh nghiệp

Các phương pháp giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường

Đối với chiến lược tiếp cận thị trường thì mỗi doanh nghiệp lại sử dụng những phương pháp khác nhau tùy thuộc vào định hướng phát triển cũng như lĩnh vực ngành nghề.

Phương pháp so sánh công ty đại chúng

Đây là một phương pháp giúp tiếp cận thị trường liên quan đến các số liệu định giá từ những công ty đã có những giao dịch công khai trên thị trường và gần với chủ đề đang được định giá. Nhìn chung phương pháp này sẽ hướng đến việc không chú trọng vào các tài sản có giá trị thấp.

Phương pháp giao dịch tiền tệ

Đây là phương pháp được sử dụng để nhằm mục đích giả định rằng trong thực tế thì dữ liệu tài chính là những dữ liệu không có sẵn một cách dễ dàng tuy nhiên giá trị giao dịch thì đã có sẵn. Phương pháp này liên quan đến việc sử dụng giá trị với bội số giá. 

Để sử dụng phương pháp giao dịch tiền tệ một cách hiệu quả, cách hoàn hảo đó là phải trải qua quá trình phân loại, đánh giá về cơ sở dữ liệu về định giá.

Hướng dẫn cách tiếp cận thị trường hiệu quả

Để triển khai một kế hoạch tiếp cận thị trường hiệu quả, doanh nghiệp cần thực hiện theo 3 bước sau đây.

Bước 1: Thu thập thông tin, dữ liệu

Thu thập thông tin, dữ liệu về thị trường là bước vô cùng quan trọng trong chiến lược tiếp cận thị trường bởi việc này giúp doanh nghiệp nắm bắt rõ ràng nhất toàn bộ thông tin từ đối thủ cạnh tranh, giá cả thị trường, cách phục vụ khách hàng hay thậm chí là các kế hoạch marketing…

Để thu thập thông tin hiệu quả, doanh nghiệp cần tiến hành triển khai nhiều phương án khảo sát, sử dụng các mẫu đăng ký để thu thập phản hồi của người dân, gia đình hay bạn bè. Đặc biệt, các thông tin, dữ liệu từ các tổng cục thuế hay các sở ban ngành cũng là nơi để mọi người khai thác thông tin một cách hiệu quả và chính xác.

Bước 2: Phân tích dữ liệu

Sau khi đã thu thập được thông tin, dữ liệu thì lúc này doanh nghiệp cần phân tích và lựa chọn ra thị trường ngách tiềm năng cho sản phẩm của mình. Cần tiến hành phân khúc khách hàng để xác định khách hàng tiềm năng phù hợp cũng như lựa chọn cách thức để có thể tiếp thị sản phẩm đến tay khách hàng. Các chuyên gia về kinh tế có gợi ý doanh nghiệp nên sử dụng các công cụ mạng xã hội như Facebook, instagram hay zalo để cập nhật thông tin sản phẩm, dịch vụ từ đó phủ sóng thương hiệu đến tay khách hàng nhiều hơn.

Bước 3: Tuyên bố giá trị sản phẩm

Đây là bước doanh nghiệp đưa ra sản phẩm ra ngoài thị trường đồng thời cũng đưa ra lời tuyên bố về giá trị cho sản phẩm từ đó tạo niềm tin cho khách hàng về các dịch vụ của công ty. Và để làm được điều này, mọi người cần xác định được những giá trị khác biệt của sản phẩm (USP) từ đó nâng cao giá trị cạnh tranh trên thị trường so với đối thủ cùng lĩnh vực. Sau khi đã có USP, doanh nghiệp cần lan truyền thông điệp đến với khách hàng để họ nắm rõ giá trị của sản phẩm là như thế nào.


Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM

🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

☎️ Hotline: 0938.603.496

📩 Email: info@openend.vn

Website: OpenEnd.vn

xem thêm bài : tư vấn kinh doanh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *