Chiến lược tạo sự khác biệt cho sản phẩm: Ưu và nhược điểm

Tạo sự khác biệt cho sản phẩm là một trong những chiến lược kinh doanh được rất nhiều doanh nghiệp, công ty áp dụng. Nó mang đến ưu thế cạnh tranh nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Vậy chiến lược khác biệt hóa là gì, ưu nhược điểm của chiến lược này là như thế nào? Cùng Open End tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

chien luoc khac biet hoa scaled

Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm là gì?

Chúng ta thường được nghe nhắc đến rất nhiều về các chiến lược khác biệt hóa trong kinh doanh, đặc biệt là khi mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày một gia tăng. Trong các chiến lược khác biệt hóa thực tế sẽ được phân chia ra thành nhiều kiểu khác nhau như khác biệt về sản phẩm, khác biệt về dịch vụ hoặc khác biệt về chiến lược kinh doanh. Đối với chủ đề ngày hôm nay chúng ta tìm hiểu sẽ là chiến lược khác biệt hóa sản phẩm, vậy cụm từ này được hiểu như thế nào mới là chính xác?

Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm là một quá trình xây dựng, khắc họa và tiếp thị với mục đích tạo ra sự phân định rõ nét cho sản phẩm của doanh nghiệp so với những sản phẩm tương tự mà các đối thủ cùng cung ứng trên thị trường hiện nay. Có thể nói rằng đây chính là một quá trình định vị sản phẩm trong nhận thức của khách hàng. Giúp sản phẩm của trở nên đặc biệt hơn, không bị nhầm lẫn và đủ sức cạnh tranh so với các đối thủ khác. Đây cũng là một trong những điều sẽ được đề xuất trong USP (điểm bán hàng độc đáo) của nhiều doanh nghiệp. Bởi phần lớn, sản phẩm là điều mà khách hàng vẫn quan tâm hơn cả khi mua sắm.

Một doanh nghiệp hướng theo chiến lược khác biệt hóa sản phẩm thì họ luôn phải cố gắng để trở thành “độc nhất vô nhị”. Họ phải cung cấp hay đúng hơn khiến khách hàng cảm thấy rằng chỉ có mình mới có thể đáp ứng được những sản phẩm có 1 – 0 – 2, mà không một đơn vị nào có. Có thể nói rằng, để có thể thực hiện được chiến lược này sẽ là cả một quá trình lâu dài với sự lỗ lực của cả tập thể.

Tại sao cần tạo sự khác biệt hóa sản phẩm kinh doanh?

Muốn cạnh tranh và phát triển, hầu hết các doanh nghiệp đều luôn cố gắng triển khai các chiến lược tạo sự khác biệt hóa trong kinh doanh. Hay đó sẽ là tìm kiếm những USP đủ mạnh, độc đáo và “không bị đụng hàng” cho mình. Trong đó, việc tạo sự khác biệt hóa cho sản phẩm luôn là hướng xây dựng được nhiều đội ngũ lựa chọn. Vậy tại sao cần tạo sự khác biệt hóa sản phẩm kinh doanh? Đối với người kinh doanh, sản phẩm sở hữu những điểm khác biệt chính là một trong những bí quyết thành công bởi nó mang đến các “điểm cộng” không thể phủ nhận dưới đây:

+ Phân biệt hóa sản phẩm giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật và dễ dạng được nhận biết hơn so với các đối thủ của mình.

+ Có thể đưa ra những đánh giá tích cực nhất cho người tiêu dùng với câu hỏi sản phẩm này mang lại điều gì? vì sao nên mua sản phẩm này?

+ Làm nổi bật hơn các lợi ích của sản phẩm, tạo ra một lý do mua sắm và lặp lại quá trình mua sắm một cách đầy thuyết phục.

+ Giúp tăng lòng trung thành và tạo ra giá trị khác biệt cho thương hiệu.

+ Theo thời gian có thể tạo ra một lượng khách hàng trung thành đủ lớn nhờ điểm khác biệt của sản phẩm.

Đây chính là những lợi ích doanh nghiệp có thể nhận được khi tạo ra sự khác biệt hóa cho sản phẩm thành công. Hay nói đơn giản hơn, mục đính của điều này chính là đạt được lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm trong chính nhận thức của khách hàng về những điều độc đáo, riêng biệt mà họ sẽ nhận được khi lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

chien luoc khac biet hoa trong kinh doanh scaled

Ưu – Nhược điểm khi tạo sự khác biệt cho sản phẩm

Ưu điểm khi tạo sự khác biệt cho sản phẩm

•    Doanh nghiệp có thể tạo ra một USP nổi bật, ấn tượng để “vượt mặt” các đối thủ của mình.
•    “Phủ sóng” sản phẩm một cách nhanh chóng hơn các thông tin đến người tiêu dùng.
•    Giúp các chiến dịch tiếp thị, quảng cáo dễ dàng triển khai với các ý tưởng hiệu quả nhất đối với sản phẩm.
•    Dễ dàng thu hút được sự quan tâm của khách hàng, người tiêu dùng.
•    Tạo được khách hàng trung thành trong tương lai, tăng tỷ lệ chuyển đổi mua sắm trong các lần tiếp theo.

Nhược điểm khi tạo sự khác biệt cho sản phẩm

•    Chi phí để tạo ra điểm khác biệt cho sản phẩm không hề nhỏ chút nào.
•    Có thể sẽ mất rất nhiều thời gian, nhân lực để tìm kiếm và tạo ra một chiến lược khác biệt hóa cho sản phẩm thành công.
•    Các đối thủ hoàn toàn có thể sao chép hoặc lấy ý tưởng từ đó để phát triển và cạnh tranh với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
•    Đòi hỏi phải xây dựng nhiều chương trình, hoạt động để phát triển sản phẩm cũng như cung cấp các thông tin đến với khách hàng.
•    Đuổi theo chiến lược quá mức, có thể khiến doanh nghiệp dễ đưa ra những đặc tính, tính năng của sản phẩm cao cấp quá mức. Đôi khi khách hàng cũng không có nhu cầu sử dụng đến, vừa không đánh trúng trọng tâm vừa gây ra sự lãng phí.

Các loại khác biệt hóa sản phẩm

Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm được các doanh nghiệp xây dựng ra, tuy nhiên khi phân loại lại được dựa trên nhận thức của khách hàng. Bởi cùng là một thông tin được truyền tải đi, nhưng mỗi người lại có cách tiếp nhận, đánh giá và nhận xét khác nhau. Đơn giản, nó không phải là những gì mà doanh nghiệp nhìn thấy được từ sản phẩm của mình mà phải là những nhìn nhận từ góc độ của người tiêu dùng. Căn cứ vào đó, chúng ta sẽ có 3 loại khác biệt hóa sản phẩm như sau:

1. Khác biệt hóa sản phẩm theo chiều ngang: Sự khác biệt trong sản phẩm khi không thể đưa ra các đánh giá chính xác về chất lượng. Ví dụ, cùng bán những mẫu áo giống nhau, thoạt nhìn qua không thể biết chất lượng bên nào hơn. Lúc này người tiêu dùng sẽ lựa chọn bên nào dễ mua, thương hiệu nào nổi tiếng hơn sẽ dễ được mua hơn rất nhiều.

2. Khác biệt hóa sản phẩm theo chiều dọc:Sự khác biệt trong sản phẩm được đánh giá về mặt chất lượng, khi chúng ta có thể đưa ra sự so sánh cái nào tốt hơn cái nào. Trường hợp này thì có thể sẽ gặp rất nhiều, ngay cả khi đi chợ, siêu thị mua sắm hàng ngày chúng ta vẫn tiến hành điều đó.

3. Khác biệt giá sản phẩm đơn giản (hoặc hỗn hợp): Loại này có hai tên gọi khác nhau, vì nó không thiên về một cái nào cụ thể hay đưa ra một sự so sánh rõ ràng về chất lượng. Đơn giản là so sánh dựa trên nhiều đặc tính khác nhau của sản phẩm như chất liệu, mẫu mã, giá thành, thương hiệu, lợi ích, công năng,…

Nguyên tắc khi thực hiện chiến lược khác biệt hóa

Để thực hiện chiến lược khác biệt hóa sản phẩm luôn cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Bởi mọi điều thuộc về chiến lược đều cần phải rõ ràng và có giá trị nếu không việc định hướng sai có thể gây lãng phí các nguồn lực. Song không phải tất cả những điểm khác biệt của sản phẩm đều sẽ có giá trị sử dụng và tạo ưu thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Đây là điều mà mọi doanh nghiệp, đội ngũ khi triển khai cần phải ghi nhớ. Nếu không rất dễ đưa ra những điểm khác biệt không có giá trị cao, tiếp đến là xây dựng các hoạt động, kế hoạch ngốn quá nhiều chi phí. Theo đó, để thực hiện chiến lược khác biệt hóa cần đảm bảo những nguyên tắc như sau:

•    Quan trọng:Điểm khác biệt đó có thực sự quan trọng với lợi ích của khách hàng không.
•    Đặc biệt:Những điểm khác biệt doanh nghiệp xây dựng trước đó đã từng có đơn vị nào đề cập và triển khai đến chưa.
•    Dễ truyền đạt: Điểm khác biệt phải dễ truyền đạt đối với tất cả khách hàng, mọi người có thể tiếp nhận và hiểu ngay.
•    Đi trước: Không dễ bị đối thủ cạnh tranh sao chép, bỏ xa trên đường đua.
•    Vừa túi tiền: Sản phẩm được nâng cấp, tiện dụng hơn nhưng đồng thời vẫn phải nằm trong khả năng chi trả của khách hàng.
•    Có lãi: Tạo ra điểm khác biệt để cạnh tranh, tăng doanh thu nhưng cũng phải tạo ra mức lãi nhất định cho doanh nghiệp.

nguyen tac thuc hien chien luoc khac biet hoa scaled

Các phương pháp khác biệt hóa cho sản phẩm

Có rất nhiều phương pháp để tạo ra sự khác biệt hóa sản phẩm, tuy nhiên doanh nghiệp cần phải hiểu những lợi thế mình đang nắm giữ là gì?Đối thủ cạnh tranh như thế nào và điểm khác biệt sản phẩm họ đã xây dựng là gì? Những yếu tố nào dễ dàng tác động đến tâm lý mua sắm của người tiêu dùng từ đó mới lựa chọn phương pháp. Tùy vào từng điều kiện và đặc trưng sản phẩm, dịch vụ thì mỗi doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp sau:

+ Phương pháp khác biệt hóa cho sản phẩm về giá:Đây là yếu tố mà dễ dàng đánh vào tâm lý của người tiêu dùng nói chung. Một sản phẩm cao cấp hoàn toàn có thể tách biệt với những loại đại trà, giá rẻ.

+ Phương pháp khác biệt giá cho sản phẩm về các thuộc tính: Các thuộc tính của sản phẩm sẽ bao gồm nguồn gốc, chất liệu, công nghệ sản xuất, hình dáng, kích thước,…

+ Phương pháp khác biệt giá cho sản phẩm về hiệu suất và chất lượng:Hiệu suất sử dụng, chất lượng sử dụng luôn là phương pháp tạo ra sự khác biệt mang đến ấn tượng mạnh mẽ đối với người tiêu dùng.

+ Phương pháp khác biệt hóa cho sản phẩm về độ tin cậy:Tương tự như cách phân loại theo chiều ngang, khi không thể đánh giá được chất lượng thì số đông sẽ dựa vào thương hiệu để quyết định. Một thương hiệu được định vị tốt giúp tạo ra điểm khác biệt ấn tượng cho sản phẩm.

+ Phương pháp khác biệt hóa cho sản phẩm về mẫu mã:Yếu tố thẩm mỹ sẽ là điều mà người tiêu dùng quan sát được ngay lập tức, mẫu mã có đẹp, bắt mắt mới có thể tạo được ấn tượng tốt. Điều này dễ được bắt gặp ở các thương hiệu cao cấp, đắt đỏ khi tung ra các sản phẩm của mình.

+ Phương pháp khác biệt hóa cho sản phẩm về kênh phân phối: Điều này rất quan trọng để tạo ra sự khác biệt hóa cho sản phẩm, có thể thấy rằng những thương hiệu nổi tiếng như Zara hay H&M mới xuất hiện tại Việt Nam. Nhưng nó không hề có trong những siêu thị tầm trung mà phải là những trung tâm thương mại có quy mô lớn.

Chiến lược tạo sự khác biệt trong kinh doanh hiệu quả

Chiến lược tạo sự khác biệt trong kinh doanh có thể phân nhỏ thành các chiến lược khác nhau và điển hình là chiến lược khác biệt hóa sản phẩm mà chúng ta đã tìm hiểu trong các phần trên. Về quy trình để xây dựng nên một chiến lược tạo sự khác biệt trong kinh doanh sẽ được thông qua 4 bước như sau:

•    Bước 1: Tạo ý nghĩa cho sản phẩm
•    Bước 2: Tìm ra ý tưởng khác biệt hóa
•    Bước 3 : Tạo sự khác biệt hóa
•    Bước 4 : Quảng bá sự khác biệt

Doanh nghiệp sẽ triển khai các bước một cách kỹ lưỡng để đưa ra một chiến lược hoàn chỉnh nhất. Tuy nhiên, muốn tăng về mặt hiệu quả còn cần phải chú ý thêm những điều như sau:

Thứ nhất – Đừng cố cạnh tranh về giá ngoài sức: Nếu doanh nghiệp muốn tạo ra sự khác biệt bằng cách cạnh tranh về giá thì hãy cẩn thận, vì trước đó có rất nhiều doanh nghiệp đã gặp thất bại ở điều này. Dù là chiến lược giá cao hay giá thấp đều có thể khiến tình trạng kinh doanh bị xấu đi.

Thứ hai – Quan tâm nhiều hơn đến doanh thu thay vì chi phí:Vì mải quan tâm đến chi phí để xây dựng các điểm khác biệt trong kinh doanh mà có rất nhiều ý tưởng chỉ nằm trên giấy, là một mới lý thuyết đúng nghĩa.

Thứ ba – Luôn linh động:Đừng phụ thuộc vào một điểm khác biệt hay một chiến lược được xây dựng trước đó, hãy tạo ra sự linh động trong mọi giai đoạn của chiến lược. Bởi thị trường luôn có rất nhiều sự biến động chỉ trong thời gian rất ngắn.


Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

Địa chỉ: Tầng 14, tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

SĐT: 0938.603.496

Email: info@openend.vn

Website: OpenEnd.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *