Chiến lược định vị thương hiệu cho doanh nghiệp

Khi quyết định cách định vị thương hiệu của mình trên thị trường, doanh nghiệp sẽ có vô số lựa chọn. Chiến lược định vị cũng phụ thuộc vào đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp đang định vị như thế nào, nhưng trong mọi trường hợp, bạn sẽ điều chỉnh chiến lược của mình để làm nổi bật lợi thế cạnh tranh của sản phẩm và gián tiếp hoặc trực tiếp chỉ ra những thiếu sót của đối thủ cạnh tranh.

Chiến lược định vị thương hiệu

Cùng Open End tìm hiểu một số chiến lược định vị phổ biến mà doanh nghiệp có thể sử dụng để tạo sự khác biệt cho thương hiệu của mình trên thị trường qua bài viết dưới đây.

Chiến lược Định vị dựa trên Dịch vụ Khách hàng

Với chiến lược này, các doanh nghiệp đã làm nổi bật những tiêu chí về dịch vụ khách hàng nhanh chóng, thân thiện của họ để tạo sự khác biệt trong các ngành được biết đến với dịch vụ khách hàng kém. Các công ty khác nêu bật hệ thống hỗ trợ khách hàng mạnh mẽ của họ nếu sản phẩm của họ có giai đoạn triển khai đặc biệt phức tạp.

Lợi ích dễ nhìn thấy nhất của chiến lược này là dịch vụ khách hàng tuyệt vời và từ đó doanh nghiệp có thể yêu cầu một mức giá cao hơn. Những điểm chạm về dịch vụ này cũng là một phần không thể thiếu của chiến lược. Khi một khách hàng hài lòng, họ có thể trở thành một người quảng bá về doanh nghiệp nếu họ có trải nghiệp dịch vụ khách hàng tuyệt vời.

Hãy chăm chỉ với chiến lược này: Nếu doanh nghiệp quảng cáo dịch vụ khách hàng của mình là tuyệt vời, nhưng cuối cùng lại không thực thi nó, thì kết quả nhận được sẽ là những lời phàn nàn, thái độ giận dữ của khách hàng qua điện thoại và email, bình luận trên mạng xã hội. Hãy đảm bảo trang bị cho đội ngũ của mình những pcông cụ tốt nhất để thực hiện được lời hứa về dịch vụ khách hàng.

Chiến lược định vị dựa trên sự thuận tiện

Chiến lược định vị dựa trên sự tiện lợi nêu bật lý do tại sao sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty lại thuận tiện hơn để sử dụng so với đối thủ cạnh tranh. Sự tiện lợi này có thể dựa trên vị trí, tính dễ sử dụng, khả năng tiếp cận rộng, hỗ trợ nhiều nền tảng và hơn thế nữa. Sự tiện lợi cũng có thể là do thiết kế của sản phẩm. 

Định vị sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp là thuận tiện nhất sẽ tự động thu hút những người tiêu dùng bận rộn. Nó cũng sẽ biện minh cho một mức giá cao hơn. 

Mặt khác, việc cung cấp sự tiện lợi có thể gây tốn kém. Nếu doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ trên nhiều nền tảng hoặc ở nhiều thành phố khác nhau, bạn sẽ cần các nhóm hậu cần và phát triển phần mềm mạnh mẽ để thực hiện lời hứa của mình. Các nhà phát triển phải luôn có mặt để giải quyết các lỗi và các vấn đề khác để chiến lược định vị này hoạt động.

Chiến lược Định vị dựa trên Giá

Các công ty sử dụng chiến lược định vị dựa trên giá để giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của họ như một lựa chọn hợp lý nhất. Khi doanh nghiệp định vị sản phẩm của mình là rẻ nhất trên thị trường, chắc chắn sẽ tạo ra một phân khúc khách hàng lớn, bởi vì rất nhiều người thích sản phẩm “ngon – bổ – rẻ”. Đưa ra mức giá thấp nhất là một cách dễ dàng để lôi kéo khách hàng tiềm năng chuyển đổi.

Chiến lược định vị thương hiệu

Một hạn chế là giá thấp hơn có thể dẫn đến chất lượng sản xuất thấp hơn, ngay cả khi không phải vậy. Nó cũng có thể khơi mào một cuộc chiến giá cả, đặc biệt là các doanh nghiệp dịch vụ (ví dụ: cuộc chiến cạnh tranh giá, khuyến mại của các trang thương mại điện tử)

Chiến lược Định vị dựa trên Chất lượng

Các công ty thực hiện chiến lược này khi họ muốn nhấn mạnh chất lượng sản phẩm của mình. Thông thường, những sản phẩm chất lượng này thường có giá cao.

Chất lượng của một sản phẩm có thể được thể hiện qua những sản phẩm được làm thủ công cầu kỳ, sản xuất với số lượng giới hạn, sử dụng vật liệu chất lượng cao hoặc các phương pháp sản xuất thân thiện với môi trường khiến chi phí sản xuất đắt hơn.

Chất lượng của dịch vụ có thể đồng thời được thể hiện thông qua bằng chứng về kết quả cuối cùng vượt trội, tỷ suất sinh lời cao những lời khen ngợi của khách hàng.

Những người mua sắm có ý thức về ngân sách có thể bỏ qua thương hiệu của doanh nghiệp để mua một sản phẩm thay thế rẻ hơn. Nhưng đây là nơi mà tính cách người mua sẽ phát huy tác dụng. Thu nhập và thói quen mua sắm của khách hàng mục tiêu sẽ quyết định xem việc nhấn mạnh chất lượng (với mức chi phí cao hơn) có phải là cách tiếp cận phù hợp cho thương hiệu của doanh nghiệp hay không.

Chiến lược khác biệt hóa

Chiến lược định vị sự khác biệt dựa trên tính độc đáo của sản phẩm hoặc phẩm chất sáng tạo so với cạnh tranh truyền thống. Nếu doanh nghiệp thực hiện chiến lược này, những người tiêu dùng coi trọng sự đổi mới sẽ bị thu hút bởi thương hiệu và sản phẩm của bạn. Một hạn chế tiềm ẩn là công chúng có thể bị nản lòng vì thiếu dữ liệu sử dụng trước đó.

Nếu sản phẩm của doanh nghiệp là hoàn toàn mới, hãy xem xét cung cấp nghiên cứu và thử nghiệm đã được tạo ra. Thông thường, những người tiêu dùng có xu hướng đổi mới muốn biết công nghệ hoặc sản phẩm mới hoạt động như thế nào.

       Khi định vị thương hiệu, hãy đảm bảo xem xét kỹ những người mua hàng mục tiêu của doanh nghiệp và hành vi của họ. Họ thích tiết kiệm, hay chi tiền cho chất lượng, hay thích sở hữu những món hàng tối tân nhất sẽ quyết định cách mà doanh nghiệp định vị thương hiệu của mình.


Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM

🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

☎️ Hotline: 0938.603.496

📩 Email: info@openend.vn

Website: OpenEnd.vn

xem thêm bài : Quản trị nhân sự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *