Chia sẻ phương pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả

Quản lý doanh nghiệp hiệu quả là một bài toán khó đối với những nhà quản trị doanh nghiệp. Để quản lý doanh nghiệp thành công và đạt được những mục tiêu cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp thì cần phải kết hợp nhiều yếu tố. Cùng Open End tìm hiểu phương pháp quản lý hiệu quả mà doanh nghiệp có thể áp dụng qua bài viết dưới đây. 

phương pháp quản lý doanh nghiệp

Quản lý doanh nghiệp là gì? 

Quản lý doanh nghiệp là việc kết hợp nhiều phương pháp để hoạch định tổ chức, kiểm tra giám sát và điều chỉnh mọi hoạt động của doanh nghiệp. Quá trình này cần sử dụng mọi nguồn lực như: vốn, nhân lực, công nghệ, máy móc.. để thực hiện mục tiêu phát triển của doanh nghiệp trong từng thời điểm. 

Theo các chuyên gia kinh tế của ngân hàng thế giới, có sự tương quan chặt chẽ giữa việc thực hiện quản lý doanh nghiệp với giá cổ phiếu và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. Quản trị tốt sẽ mang đến hiệu quả cao cho các nhà đầu tư đồng xây dựng môi trường làm việc lý tưởng cho nhân sự của công ty. Ngoài ra, không phải doanh nghiệp có cơ cấu sở hữu tốt thì quản trị doanh nghiệp sẽ tốt. 

Tầm quan trọng của việc quản lý doanh nghiệp 

Quản lý doanh nghiệp không chỉ là hoạt động triển khai chiến lược, thực thi được mục tiêu để doanh nghiệp phát triển theo lộ trình đã đề ra mà còn thể hiện kỹ năng của người lãnh đạo. Quản lý doanh nghiệp là một trong những kỹ năng quan trọng của người lãnh đạo nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh và tăng danh tiếng cho công ty. Khi quản lý doanh nghiệp tốt sẽ mang lại những lợi ích như sau: 

Đối với doanh nghiệp: 

  • Đảm bảo mục tiêu và chiến lược đã đề ra được triển khai đúng lộ trình 
  • Quản lý, kiểm soát được nguồn nhân lực của doanh nghiệp
  • Đảm bảo được những rủi ro về mặt tài chính 

Đối với nhà lãnh đạo: 

  • Theo dõi và đánh giá được kết quả chiến lược so với mục tiêu 
  • Có thời gian và cơ sở để tiếp tục hoạch định chiến lược  
  • Dữ liệu trực quan, chính xác để ra quyết định 

Đối với nhân viên: 

  • Thực hiện công việc theo quy trình, tối ưu năng suất và hạn chế sai sót trong quá trình làm việc 
  • Nắm được lộ trình phát triển, mục tiêu của doanh nghiệp để định hướng công việc cá nhân 
  • Phát huy năng lực bản thân và khả năng thăng tiến trong quá trình làm việc

phương pháp quản lý doanh nghiệp

Với những lợi ích như trên, sau đây là những phương pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả mà các doanh nghiệp nên áp dụng: 

Phương pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả 

Hoạch định chiến lược chi tiết 

Đây là công việc đầu tiên cũng mang ý nghĩa quan trọng nhất. Với bất kỳ dự án nào, nhà quản lý cũng cần lên kế hoạch từ tổng quan cho tới chi tiết từng đầu mục công việc, bên cạnh đó phải có chi tiết các yêu cầu, mục tiêu cần đạt và phương hướng hoạt động cho toàn bộ hệ thống. Đưa ra một chiến lược phù hợp sẽ thúc đẩy quá trình thực hiện dự án một cách xuyên suốt và nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó các mục tiêu cần đạt cũng chính là tiêu chí cho công việc để tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả, năng suất. 

Phân bổ công việc cho từng nhân sự, phòng ban một cách hợp lý 

Đây là công việc không hề đơn giản, các nhà quản lý thường mất nhiều thời gian mới có thể nắm rõ được năng lực và phương thức làm việc của từng nhân sự mình quản lý. Từ đó, các công việc khi được phân công mới có thể tìm đúng người đúng việc, tối ưu hiệu suất và đạt được mục tiêu đã đề ra.

Thiết kế cơ cấu tổ chức phù hợp với doanh nghiệp 

Thiết kế sơ đồ tổ chức công ty là quá trình lựa chọn và triển khai một cơ cấu tổ chức sao cho thật phù hợp với chiến lược cũng như những điều kiện, môi trường của doanh nghiệp. Như vậy, việc thiết kế tổ chức sẽ bắt đầu từ những vấn đề chung nhất: mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, cơ cấu tổ chức, tiêu chuẩn nghiệp vụ từng vị trí nhân sự chính sách làm việc, phương thức hoạt động và vận hành chức danh,…

Từ lâu thiết kế tổ chức luôn được đánh giá một nhiệm vụ phức tạp và nặng nề. Theo một nghiên cứu từ McKinsey & Company chỉ có chưa đến 25% nỗ lực tái thiết kế của các doanh nghiệp thành công, 44% sẽ cảm thấy quá sức sau khi tiến hành, ⅓ số đó sẽ không đạt mục tiêu hoặc cải thiện được hiệu suất tổ chức sau khi thực hiện. Vì lẽ đó, quản lý cần nắm rõ được quá trình, năng lực làm việc, năng lực quản lý của từng nhân viên để kiểm soát công việc một cách toàn diện.

Kiểm soát được dữ liệu cơ bản của doanh nghiệp 

Quản lý hoạt động của doanh nghiệp cần tới rất nhiều loại dữ liệu, người quản trị cần biết phân chia cụ thể ra từng loại và có cơ chế kiểm soát hợp lý. Cách quản lý doanh nghiệp hiệu quả này đòi hỏi phải kiểm soát những loại dữ liệu sau:

Quản lý dòng tiền

Đây là công việc cụ thể của các nhà quản lý, cụ thể là giám đốc tài chính. Dòng tiền được xem là yếu tố sống còn của mọi doanh nghiệp. Quản lý tốt dòng tiền không chỉ đảm bảo việc kinh doanh được thông suốt và thuận lợi mà đó còn là cơ sở để vượt lên các đối thủ khi thời cơ đến. Một số phương pháp giúp quản lý dòng tiền hiệu quả:

  • Lập kế hoạch, giám sát và kiểm soát dòng tiền
  • Cải thiện những khoản phải thu
  • Quản lý chi tiết những khoản phải chi
  • Tối ưu quy trình quản lý hàng hóa thành phẩm và hàng tồn kho để giải phóng dòng tiền
  • Chọn đúng khách hàng và đối tác

phương pháp quản lý doanh nghiệp

Kiểm soát lượng hàng hóa bán ra tăng hay giảm

Không chỉ phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, khối lượng hàng hoá bán ra còn phản ánh cơ chế thị trường ở nhiều thời điểm, sự đột biến trong nhu cầu khách hàng, giá bán hàng và chất lượng hàng hóa thay đổi.

Việc kiểm soát lượng hàng hóa bán ra sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể phân tích được nguyên nhân tăng giảm, đề ra phương án kịp thời để điều tiết, thúc đẩy quá trình bán hàng nếu xu hướng đó là tăng, và thay đổi phương án, xem xét quá trình bán hàng nếu như xu hướng đó là giảm.

Theo dõi các khoản nợ phải thu

Ngay cả khi doanh nghiệp có lượng tiền mặt đủ lớn thì việc kiểm tra các khoản nợ phải thu còn đóng góp nhiều vai trò quan trọng hơn.  Đây có thể là cầu nối giữ các mối quan hệ làm ăn của doanh nghiệp mình với các cơ quan, doanh nghiệp khác. Hoạt động theo dõi các khoản nợ phải thu sẽ giúp cho người quản trị biết được khoản tồn đọng đó đã lâu chưa, số lượng khoản nợ có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp mình không và đưa ra phương án giải quyết hợp lý. Theo thống kê khoa học, gần 80% doanh nghiệp phá sản do không kiểm soát được các nguồn nợ phải thu.

Kiểm soát tốt hàng tồn kho

Không chỉ là tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ở mỗi thời điểm với những chiến lược khác nhau, lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp quyết định sức mạnh của họ đối với các đối thủ cạnh tranh. Nhưng để tối ưu được sức mạnh đó, nhà quản trị phải kiểm soát được toàn bộ hoạt động tại kho cũng như lượng hàng tồn kho thông qua việc giảm chi phí vận hành, chi phí tồn trữ hàng và tối ưu hóa vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp sản xuất, lượng hàng tồn kho đối với nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm phần lớn chi phí cho thiết bị máy móc, nhân công, các chi phí khấu hao, phân bổ khác khi thiếu hàng để sản xuất.

Kiểm soát năng suất làm việc của mỗi nhân viên, phòng ban 

Để có thể quản lý doanh nghiệp hiệu quả, người quản trị cần phải biết được một cách cụ thể năng suất làm việc cho từng nhân viên, xem xét họ làm việc có hiệu quả không, thái độ làm việc có tốt không, thời gian làm việc có ổn định và đảm bảo không,… Những yếu tố đó sẽ quyết định trực tiếp đến năng suất, hiệu quả làm việc của cả doanh nghiệp.

Việc kiểm soát năng suất và hiệu quả làm việc giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định khen thưởng, kỷ luật hay khuyến khích, phát triển tài năng của người lao động, đồng thời có những điều chỉnh phù hợp giúp tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp


Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM

🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

☎️ Hotline: 0938.603.496

📩 Email: info@openend.vn

Website: OpenEnd.vn

xem thêm bài : tư vấn lương

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *