Các nghiên cứu chỉ ra rằng sau mỗi cuộc khủng hoảng, doanh nghiệp sẽ mất đi 1/3 số nhân sự cấp quản lý và nhân viên. Điều này rất dễ kéo theo sự khủng hoảng nhân sự vì việc nhân viên nghỉ hàng hoạt còn dẫn theo hiệu ứng đám đông của những người ở lại, khiến doanh nghiệp càng chìm sâu vào khủng hoảng. Lúc này doanh nghiệp cần phải nhanh chóng xoa dịu sự hoảng loạn của nhân viên và vực lại tinh thần làm việc trong họ. Dưới đây là phương pháp xử lý khi gặp khủng hoảng nhân sự.
Điều 1: Giữ sự bình tĩnh
Tại thời điểm này, nhà quản trị có hai công việc khó khăn cần phải làm cùng lúc: trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc cho nhân viên và đối phó với sự căng thẳng của chính bản thân. Lãnh đạo nhất định cần bình tĩnh đối phó với những ảnh hưởng tiêu cực: những cuộc đối thoại, bàn tán, xúi giục của nhân viên.
Lãnh đạo cần xuất hiện một cách mạnh mẽ trước toàn thể, đó chính là một lời nhắn “vững tin” dành cho nhân viên. Chắc chắn không nhân viên nào có thể bình tĩnh khi sếp của họ đang loạn lên trước những khó khăn cả.
Lý tưởng nhất, sau khi giữ được hình tượng can trường, tự tin, bất khuất của một nhà lãnh đạo thì hãy tuỳ vào bối cảnh thực tế để điều chỉnh cảm xúc của nhân viên bằng các phong cách khác nhau: Định hướng, Huấn luyện, Kết nối, Dân chủ, Chỉ huy hoặc Dẫn đầu.
Tuy rằng rất khó để ngay lập tức có thể đối mặt với khó khăn. Tuy nhiên, những nhà quản trị cần suy nghĩ đứng trên tất cả. Là người lãnh đạo của một tập thể, hãy rèn luyện ý chí và tâm lý vững vàng trước mọi tình huống.
Điều 2: Tập hợp lực lượng tin cậy và đắc lực
Có phương pháp giải quyết khủng khoảng nhưng việc thực thi sẽ đòi hỏi một đồng đội, đồng minh, cánh tay phải trên chiến tuyến. Họ sẽ là nguồn lực, sự tin cậy và sự động viên cực lớn đối với những nhà quản trị trong lúc khó khăn. Lúc này hãy tập trung lại đội ngũ lãnh đạo và quản lý cấp trung, loại bỏ những người có tinh thần lung lay và ngại khó.
Đối với đội ngũ còn lại, nếu quá khó khăn để lựa chọn và loại bỏ, hãy thử áp dụng phương pháp đối thoại 1-1. Trên hết, lắng nghe và quan tâm tới suy nghĩ của họ, đề nghị họ tiếp tục cùng đồng hành và cùng bàn bạc các chiến lược để thay đổi.
Trong giây phút khó khăn của doanh nghiệp, mỗi cá nhân đều đáng trân trọng trong việc tạo dựng niềm tin và tạo ra hiệu ứng đám đông, bất kể vai trò của người đó là nhà quản lý hay nhân viên bình thường.
Điều 3: Đối xử thân thiện, giao tiếp hằng ngày thường xuyên hơn
Một điều dễ hiểu rằng nếu nhà quản lý chia sẻ và lắng nghe nhân viên với sự tôn trọng, mối quan hệ giữa hai phía sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều. Động lực và năng suất làm việc đều nhờ thế mà tăng theo.
Chính sách cởi mở trong giao tiếp này thực chất luôn được khuyến khích áp dụng ở mọi doanh nghiệp, bất kể điều kiện kinh tế là gì.
Khi doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng khó khăn, chắc chắn việc ảnh hưởng tới tinh thần của nhân viên là không thể tránh khỏi.
Người lãnh đạo chắc chắn cần thể hiện sự đồng cảm, quan tâm tới các cá nhân. Đôi khi điều mà nhân viên cần lúc này chỉ là cảm giác an toàn, được che chở bởi người lãnh đạo.
Điều 4: Mở rộng kênh liên lạc để phản hồi hai chiều
Lưu ý rằng càng trong những lúc khó khăn thì càng không nên trốn tránh. Cố gắng để nhân viên cảm thấy họ được tôn trọng và có tiếng nói bất cứ lúc nào, cơ bản nhất là việc đặt câu hỏi và tìm kiếm phản hồi từ những người có thẩm quyền trong doanh nghiệp.
Thêm vào đó, có những điều có thể không muốn nghe, nhưng cần phải xác định điều gì đang thực sự xảy ra với đội ngũ nhân viên để xác định phương án giải quyết càng sớm càng tốt. Không gì tốt hơn việc mở rộng kênh liên lạc hơn nữa, để các cấp quản lý và nhân viên thuận tiện phản hồi qua lại mà không cần trực tiếp gặp mặt nhau.
Email chỉ thích hợp với các phản hồi dài và quan trọng chứ chưa thực sự phù hợp để tương tác real-time và nhanh chóng. Các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo,… lại quá loãng và nhiễu loạn thông tin bởi các tương tác bên ngoài. Bởi vậy, một mạng lưới liên lạc nội bộ trong doanh nghiệp chính là lựa chọn tối ưu nhất.
Điều 5: Dập tắt tin đồn một cách nhanh chóng và quyết liệt
Tin đồn trong thời điểm doanh nghiệp gặp khó khăn là điều không thể tránh khỏi, nó còn gây ra các hậu quả cực kỳ nghiêm trọng nếu không ngăn chặn kịp thời.
Tin đồn bắt đầu từ đâu hãy tìm và ngăn chặn từ đó, đồng thời loại bỏ sự nghi ngờ của nhân viên trước tình hình thực tế của doanh nghiệp.
Hãy nghiêm khắc xử lý những nhân viên thao túng thông tin, gây hoang mang cho các nhân viên khác.
Điều 6: Tuyên dương mọi sự nỗ lực cố gắng của bất cứ cá nhân nào
Trước tiên nên tạo thêm cơ hội cho nhân viên được hành động điều gì đó vì công ty. Cảm giác bất lực là kẻ thù số một của tinh thần và năng suất lao động.
Trong thời gian này, việc ăn mừng bất kỳ thành tích nào là vô cùng quan trọng, bất kể nó nhỏ bé như thế nào. Nhân viên của doanh nghiệp cần xác nhận rằng công việc của họ vẫn có giá trị và tạo ra tác động tích cực.
Nhiều người cho rằng đây là một động thái nhỏ nhặt và không đáng để tập trung công sức khi còn vô số những việc nguy cấp “hữu hình” hơn. Trong trường hợp này, hãy để bộ phận nhân sự/ điều hành lo liệu các quy trình chi tiết.
Miễn là các câu chuyện thành công và lời cảm ơn được dành cho mọi dấu hiệu tích cực: tỷ lệ traffic website cao hơn, KPI vẫn đảm bảo, một hợp đồng mới được ký với khách hàng tiềm năng,… Không cần quá quan trọng tới giải thưởng vật chất, sự trân trọng và giá trị tinh thần mới là điều quý giá lúc này.
Điều 7: Tạo không gian làm việc thoải mái
Để xua tan không khí căng thẳng và áp lực kinh doanh thì có thể phê duyệt chính sách đan xen các hoạt động giải trí, vui chơi thư giãn tại nơi làm việc.
Có thể là một bữa sáng cùng nhau, 15 phút uống trà chiều, 30 phút giải lao cùng tham gia văn nghệ, một cuộc thi nội bộ với giải thưởng bí ẩn không được tiết lộ,… nhằm đoàn kết mọi người và tiếp thêm năng lượng. Tổ chức các buổi chia sẻ trải nghiệm vui trong quá trình làm việc là một ý tưởng không tồi.
Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End
🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM
🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
☎️ Hotline: 0938.603.496
📩 Email: info@openend.vn
Website: OpenEnd.vn
xem thêm bài : phát triển sản phẩm