Truyền thông, tiếp thị là công cụ để khách hàng đánh giá chất lượng và dịch vụ và giúp doanh nghiệp không ngừng cải tiến để những sản phẩm ngày càng hoàn thiện. Trong thời đại công nghệ bùng nổ thông tin 4.0 như hiện nay, truyền thông và tiếp thị không chỉ là còn là cuộc chiến của những doanh nghiệp lớn nữa mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cần phải tối ưu ngân sách, xây dựng các kênh truyền thông, tiếp thị phù hợp để xây dựng và quảng bá thương hiệu.
Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng thành công với các chiến dịch truyền thông, tiếp thị. Cùng Open End tìm hiểu 6 sai lầm doanh nghiệp phải tránh khi xây dựng các chiến dịch truyền thông, tiếp thị qua bài viết dưới đây.
Không hiểu rõ thị trường, đáp ứng không đúng nhu cầu khách hàng
Quá tham lam muốn đáp ứng và phục vụ mọi phân khúc khách hàng, mọi ngành hàng là điều dường như bất khả thi do nhu cầu thị trường là vô cùng rộng lớn, đa dạng. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp nên tập trung vào việc nghiên cứu thị trường để định vị cũng như xác định đúng khách hàng mục tiêu, đáp ứng nhu cầu của họ.
Phải trả lời được câu hỏi: doanh nghiệp đang bán hàng cho ai? Khách hàng mong muốn gì và Sản phẩm của doanh nghiệp là gì? Chỉ có như vậy, doanh nghiệp mới xây dựng được chiến lược Marketing đúng đắn, gây dựng niềm tin và sự yêu mến của khách hàng, thúc đẩy hành vi mua sắm…
Không hiểu đầy đủ về khách hàng mục tiêu
Cần thẳng thắn nhìn nhận, liệu rằng doanh nghiệp có đang thiếu thông tin về khách hàng mục tiêu? Hãy xem cách khách hàng/ thị trường đón nhận một sản phẩm/ dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp ra sao? Họ nghĩ gì về sản phẩm (hài lòng, thích thú, chán ghét…?), liệu họ có sẵn lòng chia sẻ đến bạn bè của mình thông tin sản phẩm khiến họ hài lòng? Tất cả những suy nghĩ, hành động và cảm nhận về sản phẩm của khách hàng sẽ phản ánh chính xác nhu cầu và thị hiếu theo thời gian.
Doanh nghiệp cần tinh ý, nắm bắt và điều chỉnh phù hợp mới mong thành công được. Nếu doanh nghiệp chỉ cung cấp những thứ mà doanh nghiệp cho là tốt cho người tiêu dùng mà không thực sự “thấu cảm” hành vi của khách hàng thì chắc chắn rằng sản phẩm sẽ không được quan tâm và họ sẽ tìm đến những thương hiệu có những sản phẩm tốt hơn, phù hợp hơn với nhu cầu của họ
Xác định và phân tích đối thủ cạnh tranh chưa tốt
Cạnh tranh là xu thế tất yếu mà bất cứ thương hiệu nào góp mặt tại thị trường đều phải chấp nhận. Đó có thể là cạnh tranh cùng sản phẩm, mặt hàng… hoặc cũng có thể là cạnh tranh các sản phẩm cùng phân khúc. Ngày nay, khi công nghệ ngày càng phát triển, doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh với những thương hiệu trong nước mà còn với các thương hiệu trong khu vực, thế giới.
Để đi trước đối thủ, song song với việc nghiên cứu thị trường thì cần phải theo dõi, tìm hiểu và phân tích đối thủ để tìm ra những điểm sáng – điểm mà đối thủ của doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng được cho khách hàng, tập trung phát triển thương hiệu của mình theo hướng đó, tạo nét độc đáo riêng.
Không tìm kiếm những cơ hội mới
Biểu hiện cụ thể là: doanh nghiệp không nhận diện được cơ hội mới lý thú nào trong những năm qua, những ý tưởng mới đưa ra phần lớn đều thất bại.
Tại nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp mới, những ý tưởng mới đưa ra phần lớn đều thất bại là điều không còn xa lạ: cơ hội tốt có thể bị hủy hoại bởi quy trình quản lý sản phẩm kém cỏi. Ngoài ra nếu công ty nắm bắt nhầm cơ hội, cơ hội mới cũng có thể sẽ bị phá vỡ
Không xây dựng mối quan hệ hợp lý với các đối tác
Quan hệ đối tác trong tiếp thị có thể là một cách quảng cáo thương hiệu, để khách hàng thấy được những ưu điểm và mặt tốt đẹp của thương hiệu. Việc lựa chọn hợp tác với đúng công ty trong dự án phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận đến nhiều khách hàng, khiến mình trở nên thật độc đáo, ấn tượng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chú ý duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp, nhà phân phối, đầu tư, nhân viên… Cần đảm bảo công bằng, trao quyền hợp lý cho tất cả những đối tác, khách hàng, nhân viên đồng hành cùng doanh nghiệp.
Chưa thắt chặt về chính sách sản phẩm và dịch vụ
Nhiều doanh nghiệp thừa nhận rằng có khá nhiều sản phẩm của họ đang “không mang lại doanh thu”. Lợi nhuận và doanh thu chủ yếu đến từ một vài sản phẩm chủ lực. Tâm lý chung của các doanh nghiệp là “Tăng thêm mặt hàng mới hơn là bớt đi mặt hàng cũ”, sau khi nhận ra điều này là sai lầm thì họ lại chặt bỏ một loạt mặt hàng để giảm nhẹ dây chuyền sản xuất… và tiếp tục sau đó lại sinh sôi nảy nở các sản phẩm mới tiếp theo.
Hay việc đưa ra quá nhiều dịch vụ miễn phí không phải lúc nào cũng là chiến lược hay. Lạm dụng “miễn phí” sẽ khiến khách hàng có xu hướng đánh giá thấp các dịch vụ miễn phí, thứ hai, điều đó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận
Doanh nghiệp cần cân nhắc xem dịch vụ nào được miễn phí, dịch vụ nào cần phải tính tiền và bao nhiêu tiền thì hợp lý?
Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End
🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM
🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
☎️ Hotline: 0938.603.496
📩 Email: info@openend.vn
Website: OpenEnd.vn
xem thêm bài : tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp