5 bước xây dựng quy trình đánh giá năng lực nhân viên

Đánh giá năng lực nhân viên là hạng mục doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện để xây dựng đội ngũ nhân sự giỏi. Thế nhưng không phải nhà quản lý nào cũng xây dựng dược quy trình đánh giá nhân viên chuẩn, phù hợp với doanh nghiệp. Cùng Open End tìm hiểu 5 bước xây dựng quy trình đánh giá năng lực nhân viên qua bài viết dưới đây để nhà quản lý có thể xây dựng và áp dụng cho doanh nghiệp của mình.

quy trình đánh giá năng lực

Tầm quan trọng của quy trình đánh giá năng lực nhân viên? 

Chúng ta đều biết rằng, chất lượng nguồn nhân lực con người là tài sản vô cùng quan trọng đối với mỗi công ty, doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống đánh giá công bằng, minh bạch, để có thể thực hiện công việc đánh giá năng lực nhân viên hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, việc đánh giá từng người cũng rất cần thiết đến sự phát triển chung của doanh nghiệp. Công tác quản lý nhân sự đạt hiệu quả tối đa thì mọi đóng góp của nhân viên sẽ được công nhận và trả thù lao xứng đáng. Cũng từ đó xây dựng được chế độ khen thưởng, phạt phù hợp, giúp mọi hoạt động được minh bạch và nhân viên cũng có mục tiêu phấn đấu rõ ràng. Khi đó, doanh nghiệp sẽ đạt được những thành công nhất định về kết quả kinh doanh và xa hơn là doanh thu vượt bậc.

5 bước xây dựng quy trình đánh giá nhân viên 

Bước 1: Lập mẫu đánh giá nhân viên 

Khi có một mẫu đánh giá nhân viên rõ ràng, khi đó người quản lý của doanh nghiệp sẽ đánh giá nhân viên công tâm và khách quan nhất. Trong mẫu đánh giá này cần quy định rõ về các tiêu chí. Một khi có đầy đủ chỉ số đánh giá sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm cả về thời gian và công sức. Chỉ cần nhìn vào dữ liệu là có thể đánh giá một cách rõ ràng, minh bạch nhất. 

Bước 2: Hoàn thiện các tiêu chí để đánh giá về năng lực

Các tiêu chí đánh giá năng lực doanh nghiệp có thể tham khảo như: Kiến thức chuyên ngành, kỹ năng mềm, hiệu quả công việc, khối lượng công việc hoàn thành, việc thực hiện nội quy, thái độ làm việc,…

Đối với từng vị trí nhân viên khác nhau, nhà quản lý có thể linh hoạt thay đổi bộ tiêu chí sao cho phù hợp. Ví dụ như đối với các vị trí quản lý trở lên ngoài hiệu quả công việc còn phải đánh giá về kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý, khả năng tạo ra năng lượng, truyền động lực, làm việc nhóm giải quyết vấn đề. 

Bước 3: Triển khai các hoạt động đánh giá nhân viên 

Không chỉ có lời đánh giá, nhận xét chung chung mà nhà quản lý còn phải đưa ra hướng giải quyết vấn đề của mỗi nhân viên. Điều này khiến họ hiểu doanh nghiệp muốn họ thay đổi theo hướng như thế nào và nhà quản lý sẽ hỗ trợ quá trình thay đổi đó ra sao. Đồng thời cũng đừng quên khuyến khích sự phản hồi của nhân viên trong quá trình làm việc. 

quy trình đánh giá năng lực

Bước 4: Xây dựng các chính sách thưởng phạt cụ thể 

Để việc đánh giá đạt hiệu quả tốt nhất thì doanh nghiệp cần đưa ra quy định về thưởng và phạt rõ ràng. Trong nội dung thưởng và phạt cần đưa ra các biện pháp tiến hành xử lý nếu nhân viên không hoàn thành KPI như: Kỷ luật cảnh cáo, kiểm điểm, cắt thưởng, trừ lương… hoặc là phần thưởng cụ thể cho nhân viên có năng suất cao.

Bước 5: Nghiệm thu kết quả đưa ra dự định phát triển 

Khi đã xây dựng hoàn thiện xong quy trình đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên bao gồm: Mẫu đánh giá, các quy định, chính sách,… lúc này người quản lý cần phải xem khi nào thì nên bắt đầu. 

Cũng có một số công ty thu kết quả đánh giá vào 1 thời điểm trong năm, tuy nhiên một số khác thì lại nghiệm thu kết quả sau 30 ngày làm việc. Thông qua kết quả thu được này, nhà quản lý sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về nhân sự công ty. Cũng từ đó có những hướng điều chỉnh phù hợp với sự phát triển chung.

Những lưu ý khi xây dựng quy trình đánh giá nhân viên 

Các lưu ý dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng một quy trình đánh giá năng lực nhân viên đạt hiệu quả tốt nhất: 

  • Hệ thống đánh giá giúp tạo động lực, khuyến khích tinh thần làm việc cho nhân viên khi ghi nhận cá nhân có thành tích tốt. Bên cạnh đó còn khuyến khích giao tiếp trong nội bộ công ty. 
  • Mọi hoạt động đánh giá nên được thực hiện công bằng, khách quan. Nhà quản lý không nên có tâm lý thiên vị cho bất kỳ ai.
  • Nên tuân thủ quy trình đánh giá nhân viên, linh hoạt trong áp dụng.
  • Để có hệ thống đánh giá hiệu quả cần phải có mẫu đánh giá chuẩn, chỉ số rõ ràng. 

Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM

🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

☎️ Hotline: 0938.603.496

📩 Email: info@openend.vn

Website: OpenEnd.vn

xem thêm bài : tư vấn kinh doanh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *