3 điểm khác nhau cơ bản giữa KPI và OKR

KPIOKR đều là các công cụ đánh giá quá trình làm việc và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 2 công cụ này đều là những biến thể của mô hình quản trị theo mục tiêu MBO (Management by Objectives). Tuy nhiên mỗi phương pháp sẽ có cách hoạt động và những mục đích khác nhau. Cùng Open End tìm hiểu 3 điểm khác biệt cơ bản giữa KPI và OKR qua bài viết dưới đây

3 điểm khác nhau cơ bản giữa KPI và OKR

Khái niệm về KPI và OKR

KPI là gì?

KPI chính là viết tắt của từ Key Performance Indicator – chỉ số đánh giá năng suất và hiệu quả công việc. Đó là một giá trị có thể đo lường được để chứng minh mức độ hiệu quả của một công ty đang đạt được các mục tiêu kinh doanh chính. Các tổ chức sử dụng KPI ở nhiều cấp độ để đánh giá mức độ thành công của họ trong việc đạt được mục tiêu. KPI cấp cao có thể tập trung vào hiệu suất tổng thể của doanh nghiệp, trong khi KPI cấp thấp có thể tập trung vào các quy trình trong các bộ phận như bán hàng, tiếp thị, nhân sự, hỗ trợ và những người khác.

Đối với một tổ chức, KPI đích thị là một loại công cụ đo lường hiệu suất, nhằm đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. KPI được thể hiện qua thống kê, số liệu, bảng biểu về chỉ tiêu và được định lượng cụ thể. Phương pháp này được thiết kế chi tiết để có thể thực hiện hằng ngày và phản ánh hiệu quả hoạt động của các tổ chức.

Đặc trưng của KPI:

  1. Hiệu quả của KPI có thể định lượng, đo lường được chính xác bằng số liệu cụ thể.
  2. KPI phải được lên lịch đo lường hằng ngày, hằng tuần hoặc hàng tháng.
  3. Phương pháp KPI không nên được giao chung chung mà phải gắn liền với một nhân viên hoặc bộ phận cụ thể 

OKR là gì?

OKR là viết tắt của Objective & Key Result – Kết quả và mục tiêu then chốt. Hiểu rộng ra, OKR là một phương pháp quản trị dựa trên một mục tiêu cụ thể và mục tiêu đó được đo lường bằng kết quả then chốt nhất. 

Điều đầu tiên cần phải hiểu là OKR là một hệ thống buộc doanh nghiệp phải tách biệt những gì thực sự quan trọng với phần còn lại và đặt ra các ưu tiên rõ ràng. Để làm điều đó thì cần phải sắp xếp thứ tự ưu tiên trong công việc cũng như gạt bỏ những điều gây ảnh hưởng đến đích đến cuối cùng của doanh nghiệp. 

OKR có hai thành phần, Mục tiêu và Kết quả chính:

Mục tiêu là mô tả định tính về những gì doanh nghiệp muốn đạt được. Yêu cầu phải ngắn gọn, truyền cảm hứng và hấp dẫn. Mục tiêu phải có tính thúc đẩy và thách thức sự quyết tâm của đội ngũ nhân viên.

Kết quả chính là một tập hợp các chỉ số đo lường tiến trình của các phòng ban đối với Mục tiêu. Đối với mỗi Mục tiêu nên có một bộ từ 2 đến 5 Kết quả chính. 

Khi làm việc với OKR, doanh nghiệp sẽ phải tự hỏi mình ba câu hỏi:

  1. Doanh nghiệp cần đi đến đâu? – Đây chính là mục tiêu.
  2. Làm thế nào để doanh nghiệp biết bạn đang đến đó? – Điều này thể hiện kết quả cần đạt để hoàn thành mục tiêu
  3. Doanh nghiệp sẽ làm gì để đến đó? – Câu trả lời chính là giải pháp, những sáng kiến,… giúp doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu và kết quả then chốt.

3 điểm khác nhau cơ bản giữa KPI và OKR

Sự khác nhau giữa OKR và KPI

Mục đích sử dụng

KPI: Thường được áp dụng vào các tổ chức có sự vận hành ổn định, để tập trung kiểm soát đo lường hiệu quả, xác định trạng thái và mức độ hoàn thành công việc của nhân viên. Đánh giá một cách công bằng, minh bạch giữa sự cảm tính và số liệu để chứng minh kết quả.

OKR: lại có phần mạnh mẽ và tham vọng hơn. Giúp từng cá nhân, nhóm và cả tổ chức đặt ra những mục tiêu tham vọng. Và xác định đâu là cơ sở và kết quả cần đạt được cho mục tiêu đó. Mục đích để truyền cảm hứng và thúc đẩy các nhân viên trở nên tham vọng hơn, và đạt được các mục tiêu vượt khỏi giới hạn vốn có.

Tính dài hạn và ngắn hạn

KPI: mang tính hệ thống và dài hạn. Là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý đối với những bộ phận có mục tiêu, công việc lặp đi, lặp lại liên tục theo chu kỳ cố định, đo lường được theo kết quả chính xác.

OKR: những mục tiêu ngắn hạn, khó đo lường chính xác, sử dụng một vài lần, ít lặp lại và thường được áp dụng cho những start up công nghệ non trẻ, cho các doanh nghiệp có mục tiêu tham vọng.

Trọng tâm của mỗi phương thức

KPI:  trọng tâm nằm ở chữ I (Indicator) hướng đến kết quả then chốt đã đề ra, góp phần đánh giá năng lực nhân viên hiệu quả hơn.

OKR: trọng tâm nằm ở mục tiêu chữ O (Objective), trước khi thực hiện cần xác định rõ ràng, cụ thể mục tiêu sẽ thực hiện và kết quả then chốt thực hiện mục tiêu đó.

Tuy mỗi phương pháp sẽ có những hoạt động và những mục đích khác nhau. Song OKR và KPI đều là phương pháp theo mô hình quản trị theo mục tiêu. Vì vậy tùy theo nhu cầu mà các nhà quản lý cần lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp. Hoặc kết hợp chúng với nhau nhằm thúc đấy doanh nghiệp ngày càng tăng trưởng bền vững.


Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

🏠 Địa chỉ: Tầng 14, toà nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM

🏠 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 2, Tòa nhà D-Vela, số 1177 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

🏠 Chi nhánh Miền Trung: 1747-1749, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

🏠 Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

☎️ Hotline: 0938.603.496

📩 Email: info@openend.vn

Website: OpenEnd.vn

xem thêm bài : triển khai OKRs

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *